Những bài ca dao - tục ngữ về "xẩm":

  • Bạn có biết?

    Trong trận Ngọc Hồi-Đống Đa năm Kỷ Dậu (1779), số lượng quân sĩ nhà Thanh (Trung Quốc) bị quân Tây Sơn tiêu diệt, hoặc giẫm lên nhau mà chết, hoặc chết đuối khi tháo chạy, lên đến vài vạn người. Sau trận này trong dân gian xuất hiện một tác phẩm khuyết danh có tựa là Thiên triều văn (Văn tế quân "thiên triều"), dài 62 câu lục bát, tỏ ý xót thương binh lính nhà Thanh tử trận, đồng thời kể lại một cách chân thực và sinh động khí thế mạnh mẽ của quân Tây Sơn.

Chú thích

  1. Xẩm
    Một loại hình dân ca từng phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm những thói hư, tật xấu...

    "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị (mù) đi hát rong kiếm sống.

    Cụ bà Hà Thị Cầu (1928-2013), nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỉ 20

    Cụ bà Hà Thị Cầu (1928-2013), nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỉ 20

    Thưởng thức một bài hát xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.