Những bài ca dao - tục ngữ về "vợ con":
-
-
Dân thợ chậm vợ hiếm con
Dân thợ chậm vợ hiếm con
-
Xem trong gia đạo bầy nhầy
-
Vĩnh Hưng sưu thuế nặng nề
-
Làm trai hiếu sự vi tiên
-
Canh ba trống điểm trên lầu
-
Thê tróc, tử phọc
-
Vợ bìu con ríu
Vợ bìu con ríu
-
Anh về kẻo vợ anh trông
Anh về kẻo vợ anh trông,
Kẻo con anh khóc, ai bồng cho anh -
Chàng về dạm vợ đẻ con
-
Trên non tốc một tiếng còi
Trên non tốc một tiếng còi
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi
Không đi thì sợ quan đòi
Ra đi thì nhớ cá mòi nấu măngDị bản
-
Bên Tây có chiếc tàu sang
Bên Tây có chiếc tàu sang
Sinh ra khố đỏ, quần vàng, áo thâm
Cho nên anh chịu âm thầm
Vai vác khẩu súng, tay cầm bình-toong
Ra đi sông cạn đá mòn
Ra đi thương nhớ vợ con ở nhà
Việc Tây anh phải trẩy xa
Khi ở Hà Nội khi ra Hải Phòng
Nói ra đau đớn trong lòng
Vợ con nào biết vân mòng là đâuDị bản
Bên Tây có chiếc tàu sang
Sinh ra khố đỏ, quần vàng, áo thâm
Cho nên anh chịu âm thầm
Vai vác khẩu súng, tay cầm bình-toong
Ra đi sông cạn đá mòn
Ra đi thương nhớ vợ con ở nhà
Việc Tây anh phải trẩy xa
Khi ở Hà Nội khi ra Hải Phòng
Nói ra đau đớn trong lòng
Vợ con nào biết Hải Phòng là đâu
Việc Tây như lửa trốc đầu
Cho nên anh dặn trước sau mọi lời
-
Trời cao thăm thẳm, đất dày
-
Đồ ăn mỗi vật mỗi ngon
-
Bèo than phận bèo nay trôi mai nổi
-
Vợ con anh anh còn để đó
Vợ con anh anh còn để đó
Huống chi em ngọn cỏ phất phơ -
Vai mang chiếc nóp rách
-
Anh đây một vợ hai con
Anh đây một vợ hai con
Lấy thêm em nữa cho tròn một mâmDị bản
Ở đây một vợ một con
Muốn dì mi nữa cho tròn một mâm
-
Anh đã có vợ sau lưng
Anh đã có vợ sau lưng
Có con trước mặt anh đừng chơi hoa
Chơi hoa tan cửa nát nhà
Lìa con bỏ vợ chơi hoa làm gì? -
Anh về đào lỗ sau hè
– Anh về đào lỗ sau hè
Chôn con giết vợ mới ve được nàng
– Em không ưng thời chớ
Em không thương không nhớ thời thôi
Em biểu chôn con giết vợ
Anh đứng ngồi với ai
Ví dầu áo rách còn một chéo vai
Bần cùng đi nữa anh không sai lời nguyền
Em đừng ham đồng bạc đồng tiền
Xui chôn giết vợ thêm phiền lòng anh
Em còn tuổi trẻ đầu xanh
Đừng bày chuyện ác, ông trời hành khổ thân
Chú thích
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Gia đạo
- Phép tắc trong gia đình.
-
- Rầy
- Làm phiền.
-
- Vĩnh Hưng
- Địa danh nay là một huyện phía Tây Bắc tỉnh Long An, biên giới giáp Campuchia, nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt.
-
- Sưu thuế
- Sưu (hay xâu) là số ngày người dân phải tham gia lao động công ích, nhưng cho phép nộp bằng tiền để thuê người làm thay; thuế là số tiền (hoặc hiện vật) người dân phải nộp cho chính quyền.
-
- Hiếu sự vi tiên
- Lấy việc hiếu thảo làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
-
- Mộ thê tử
- Yêu mến vợ con.
-
- Sinh thành
- Sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ cho thành người (từ Hán Việt).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thê tróc, tử phọc
- Vợ trói, con buộc (thành ngữ Hán Việt). Chỉ sự trói buộc của người đàn ông khi đã có gia đình. Tiếng Việt ta cũng có một thành ngữ tương tự là Vợ bìu con ríu.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Lính tập
- Một lực lượng vũ trang của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương, theo chính sách dùng người bản xứ làm quân đội chính quy trong việc đánh dẹp. Lính tập gồm lính khố đỏ, lính khố xanh, lính khố vàng, lính khố lục, những tên gọi xuất phát từ màu dải thắt lưng họ quấn quanh quân phục.
-
- Bi đông
- Cũng gọi là bình toong, phiên âm từ gốc Pháp bidon, đồ đựng bằng kim loại hoặc nhựa, miệng nhỏ, thân to và hơi dẹt, có nắp đậy bằng cách vặn, dùng đựng nước uống hoặc nói chung các chất lỏng để mang đi.
-
- Tỉnh Hà Nội
- Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
-
- Hải Phòng
- Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
-
- Vân mòng
- Tăm hơi, tin tức. Tham khảo thêm.
-
- Trốc
- Nhổ, làm cho bị lật lên cả mảng, cả khối.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Ráng
- Cố gắng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Cái nóp
- Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.