Những bài ca dao - tục ngữ về "Trung thần":

  • Vè đánh Tây

    Tượng nghe:
    Nước có nguồn, cây có gốc
    Huống chi người có da, có tóc
    Mà sao không biết chúa, biết cha?
    Huống chi người có nóc có gia
    Mà sao không biết trung biết hiếu
    Hai vai nặng trĩu
    Gánh chi bằng gánh cang thường
    Một dạ trung lương
    Gồng chi bằng gồng xã tắc
    Bớ những người tai mắt
    Thử xem loại thú cầm:
    Trâu ngựa dòng điếc câm
    Còn biết đền ơn cho nhà chủ
    Muông gà loài gáy sủa
    Còn biết đáp nghĩa lại người nuôi

  • Bạn có biết?

    Trong các bài ca dao miền Nam ta thường bắt gặp những chữ "rặt Nam Bộ" như kiểng (cảnh), huê (hoa), thiệt (thật), hường (hồng), nhiệm (nhậm), phước (phúc), thời (thì)... Đa số những chữ này ra đời từ sự kị húy dưới thời nhà Nguyễn, theo đó dân chúng không được dùng tên của vua chúa (và họ hàng trong cung đình) trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những chữ trên là đọc trại đi từ tên của thái tử Nguyễn Phúc Cảnh, vương phi Hồ Thị Hoa (cũng có tên là Thật), Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay Nguyễn Phúc Thì (vua Tự Đức)...

Chú thích

  1. Gia
    Nhà (từ Hán Việt).
  2. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  3. Trung lương
    Trung chính và lương thiện.
  4. Xã tắc
    Đất nước ( là đất, tắc là một loại lúa).