Mừng chàng quần áo mọi màu
Quần hồ lơ trứng sáo, áo trắng phau cánh cò
Những bài ca dao - tục ngữ về "trang phục":
-
-
Thương ai mặc áo nâu sồng
-
Khăn vuông bốn chéo cột chùm
-
Khăn bàn lông chín chỉ, nón nỉ quai hường
Dị bản
Dù Tây, nón nỉ quai chỉ màu hường
Cả tiếng kêu người nghĩa đi đường
Duyên đây sao không kết lại kiếm đường đi đâu?
-
Nghĩ rằng không khố mà sang
-
Tới đây anh lạ em cũng lạ
-
Áo thì có vạt, có hò
-
Anh đừng chê em áo rách, quần phèn
-
Cái nón nhỏ nan, quai vàng chí ngực
-
Quần anh thêu cù lần
-
Mẹ hiền lại gặp dâu hiền
Dị bản
Dâu hiền lại gặp mẹ hiền
Cái quần tám túm cũng liền như xưa
-
Áo anh ai cắt ai may
-
Áo anh, ai đột đường tà
-
Bậu đừng đỏng đảnh, đòi lãnh với lương
-
Khăn bìa bốn chéo bịt trùm
Dị bản
Khăn bìa đôi bốn chéo bịt trùm
Chỗ nào nhơn đạo chỉ giùm cho em
-
Ngó ra Hòn Lớn ba lần
-
Áo song khai quần lai lá hẹ
Dị bản
Áo song khai quần lai lá hẹ
Nỡ lòng nào bỏ mẹ theo anhCha mẹ sinh anh là con trai
Bận cái áo song khai, cái quần lá hẹ
Nỡ bụng nào anh bỏ cha mẹ theo em?
-
Quần đen áo trắng nhởn nhơ
Quần đen áo trắng nhởn nhơ
Làm cho anh chạy sụp bờ gãy chân -
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Dị bản
-
Thấy em bận áo bà ba trắng
Chú thích
-
- Trứng sáo
- Màu xanh da trời rất nhạt, như màu vỏ trứng chim sáo.
-
- Khăn vuông mỏ quạ
- Khăn hình vuông, được chít khéo léo thành hình nhọn như chiếc mỏ quạ trước trán. Áo tứ thân, yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao là những trang phục truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc xưa.
-
- Khăn vuông
- Loại khăn to bề khổ, bốn cạnh bằng nhau, dùng để đội đầu hoặc gói bọc đồ đạc quần áo đem theo mình. Đầu tiên, người ta để quần áo vật dụng vào giữa khăn, lấy hai chéo đối nhau siết chặt lại, cuối cùng thắt gút hai chéo còn lại với nhau, xỏ tay vào để mang túi lên vai.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Khăn bàn lông
- Khăn mặt, khăn tắm, khăn khổ lớn, mặt khăn có những sợi len mịn đều nhô ra.
-
- Nỉ
- Hàng dệt bằng sợi len chải xơ, che lấp sợi dọc và sợi ngang.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Hò
- Đường mép chạy từ giữa cổ đến nách áo phía bên phải ở thân trước áo dài.
-
- Phèn
- Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Rã bèn
- Rệu rã, héo úa.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Hỏa lò
- Cái lò lửa (từ Hán Việt).
-
- Đúm
- Đốm (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đột
- Cách khâu găm đứng mũi kim để may từng mũi thật khít cho chắc chắn.
-
- Lược
- May thưa đường chỉ lúc ráp sơ các miếng vải để sau này theo đó may lại cho kỹ lưỡng, ngay ngắn hơn.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Lương
- Hàng dệt mỏng bằng tơ, ngày trước thường dùng để may áo dài đàn ông.
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hòn Lớn
- Tên chữ là Đại Dự, một hòn đảo lớn nằm trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Phía sau đảo này rất kín gió, nên là nơi che chắn giông bão, tàu thuyền cho người đi biển.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Áo cổ giữa
- Cũng gọi là áo cổ trịt (cổ trệt), một loại áo ngắn của người bình dân, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.
-
- Áo song khai
- Một loại áo rất phổ biến trong thời nhà Nguyễn. Áo trơn không thêu, tay chẽn, vạt trước xẻ từ thân giữa trở xuống, khi mặc phải thả thắt lưng xuống chính giữa để che phần dưới.
-
- Quần lá hẹ
- Quần có đường viền rất nhỏ (như lá hẹ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nọc
- Cọc cắm xuống đất để dây trầu quấn mà mọc lên.
-
- Áo chẹt
- Áo bó sát người (chẹt có nghĩa là chỗ hẹp).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).