Gió đẩy đưa, tàu dừa đưa đẩy
Chồng đi làm rẫy, vợ quẩy cơm theo
Hồi thương nhau, nón lá cũng yêu
Chẳng thương nhau, dầu cho áo gấm sợi lưng điều, cũng chẳng thương
Những bài ca dao - tục ngữ về "thủy chung":
-
-
Dầu ai đem bụng chẳng ngay
-
Ví dầu chàng có đơn sai
-
Bấy lâu cách lựu xa lê
-
Nhựt nguyệt tuy minh
-
Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Tình ta với bạn khăng khăng một niềm -
Bậu đừng nghe tiếng thị phi
-
Con đò với gốc cây đa
-
Chiều chiều vịt lội sang sông
Chiều chiều vịt lội sang sông
Trời gầm đá nẻ, thiếp không bỏ chàng -
Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván
Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván
Bên kia sông em lập cái quán hai từng,
Ba nơi đi nói, không ưng
Bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anhDị bản
Bên ni sông, em bắc cái cầu năm mươi tấm ván
Bên kia sông, em lập cái quán năm, bảy từng thương
Cái quán năm, bảy từng thương là để người thương em buôn bán.
Cái cầu năm mươi tấm ván là để người nhớ em đi.
Trách ai bạc nghĩa, vô nghì
Bây giờ có đôi, có bạn không nói tiếng gì với em.
-
Chừng nào cho mõ xa đình
Dị bản
-
Bướm xa hoa, bướm khô hoa tẻ
-
Anh ở ngoài vàm anh có lòng mong đợi
-
Em đây quyết noi gương chị Nguyệt Nga
-
Nghe anh làu thông lịch sử
– Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam-Trung:
Hỏi ai Gia Định tam hùng,
Mà ai trọn nghĩa thuỷ chung một lòng?
– Ông Tánh, ông Nhân cùng ông Huỳnh Đức,
Ba ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia Định tam hùng
Trọn nghĩa thủy chung có ông Võ Tánh
Tài cao sức mạnh, trọn nghĩa quyên sinh
Bước lên lầu bát giác thiêu mình như không. -
Khó nghèo một vợ một chồng
-
Rèn lòng vàng đá tri tri
-
Tào khương chi thê bất khả hạ đường
-
Tay bưng dĩa muối, sàng rau
Tay bưng dĩa muối, sàng rau
Người ơi xin hãy thương nhau trọn đời -
Tay bưng dĩa muối, chén tương
Chú thích
-
- Rẫy
- Đất trồng trọt ở miền rừng núi, có được bằng cách phá rừng, đốt cây rồi trồng tỉa.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Tơ giao
- Trao tơ, chỉ sự ước hẹn xe tơ kết tóc. Xem thêm chú thích Nguyệt Lão.
-
- Đơn sai
- Thiếu trung thực (từ cũ).
Cửa hàng buôn bán châu Thai
Thực thà có một, đơn sai chẳng hề
(Truyện Kiều)
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Nhật nguyệt tuy minh, nan chiếu phúc bồn chi hạ
- Mặt trăng và mặt trời tuy sáng cũng khó soi thấu được dưới cái lòng chậu úp.
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Hạc đầu đình
- Chim hạc trong điêu khắc trang trí đình làng, trên mái đình, hoặc tượng hạc đặt trong chính điện. Tượng hạc đứng trên lưng rùa thường được đặt bên bàn thờ Thành hoàng ở đình làng.
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Ba vạn sáu ngàn ngày
- Tương đương một trăm năm, thường được dùng trong văn chương để chỉ một kiếp sống con người.
Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
(Uống rượu tiêu sầu - Cao Bá Quát)
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Cộng đồng
- Cùng chung với nhau.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Gia Định tam hùng
- Danh hiệu người đời phong tặng cho ba vị danh tướng của vua Gia Long gồm: Đỗ Thành Nhơn, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh.
-
- Võ Tánh
- Danh tướng triều Nguyễn dưới thời Nguyễn Ánh. Ông có công giúp Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và mất trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập.
Năm 1800, ông và Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu trấn giữ thành Bình Định. Thành bị hai đại tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bao vây suốt 18 tháng liền. Đến ngày 7/7/1801, nhắm không cầm cự được nữa, ông cho người trao Trần Quang Diệu bức thư xin tha chết cho quân sĩ trong thành, rồi sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, châm ngòi tự vẫn.
Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thành Nhơn và Châu Văn Tiếp là "Gia Định tam hùng" (ba người hùng đất Gia Định). Ông giữ chức Hậu quân nên nhân dân yêu mến gọi ông là quan Hậu, hoặc ông Hậu.
-
- Đỗ Thành Nhơn
- Cũng gọi là Đỗ Thanh Nhơn (Nhân), một danh tướng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh cuối thế kỉ 18. Ông cùng với Võ Tánh và Châu Văn Tiếp được người đương thời xưng tụng là "Gia Ðịnh tam hùng."
-
- Nguyễn Huỳnh Đức
- Danh tướng và khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong số các võ quan cao cấp đầu triều Nguyễn, từng giữ chức Tổng trấn của cả Bắc Thành lẫn Gia Định Thành. Trước ông có tên là Huỳnh Tường Đức, sau nhờ lập được nhiều công lao nên được ban quốc tính họ Nguyễn, từ đó ông có họ kép là Nguyễn Huỳnh.
-
- Quyên sinh
- Bỏ thân mình, tự tử.
-
- Bát giác
- Tám góc (từ Hán Việt). Hình bát giác là hình tám góc (tám cạnh).
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Xem chú thích Tao khang.
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).