Lấy chồng công tác ngành chè,
Làm xong một cái đi tè vẫn thơm!
Những bài ca dao - tục ngữ về "thời bao cấp":
-
-
Vè lương tháng
Ve vẻ vè ve
Nghe vè lương tháng
Hai trăm ngồi phán
Trăm tám ngồi nghe
Tranh đài tranh xe
Là thằng trăm rưỡi
Tất ta tất tưởi
Là lũ trăm hai
Vừa làm vừa sai
Là quân chín chục
Vợ chồng lục đục
Là bọn sáu mươi
Dở khóc dở cười
Là bọn bốn chịch
Chẳng ta chẳng địch
Là lũ con phe
Nói chẳng ai nghe
Là ông Nhà nước -
Vá chín săm lốp
-
Ti-vi, tủ lạnh, hon-đa
Ti-vi, tủ lạnh, hon-đa,
Có ba thứ ấy mới ra con ngườiDị bản
Ti-vi, tủ lạnh, hon-đa,
Có ba thứ ấy khám nhà như chơi
-
Nhất y nhì dược
Dị bản
Nhất Y, nhì Dược
Tạm được Bách khoa
Qua loa Sư phạm
-
Ham chi xắc cốt, đồng hồ
-
Muốn cho điện sáng về nhà
Muốn cho điện sáng về nhà,
Ruột lợn, ruột gà phải nối đến nơi -
Vào rừng thủ tục chỉ gục mà thôi
Vào rừng thủ tục chỉ gục mà thôi
-
Sông Cầu nói đâu bỏ đấy
-
Sa Pa đứng xa mà nhìn
-
Sang như trưởng tàu, giàu như nhân viên, điên như hành khách
-
Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
-
Ghế thì ít mà đít thì nhiều
Ghế thì ít mà đít thì nhiều
-
Ông Lê-nin ở nước Nga,
-
Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng
-
Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
-
Trăm năm trong cõi người ta
-
Bóp vú đàn ông còn xem hơn văn công quần chúng
-
Khi Đảng cần trẻ thì ta đã già
-
Bộ xuống thì sở mổ trâu
Bộ xuống thì sở mổ trâu,
Sở lên, bộ hỏi “Đi đâu đấy mày?”
Chú thích
-
- Con phe
- Con buôn.
-
- Quy gai xốp
- Tên gọi chung của hai loại bánh: quy gai và quy xốp. Ở miền Bắc trước đây, nhất là vào thời bao cấp, hai loại bánh này rất phổ biến, có mặt ở hầu hết các tiệc cưới, lễ Tết…
-
- Xắc cốt
- Cái túi đeo, đọc theo từ "Sacoche" tiếng Pháp, thường làm bằng da, có khóa bấm. Cán bộ miền Bắc trước đây thường mang loại túi này.
-
- Ba lô
- Từ lóng, chỉ bụng bầu.
-
- Sông Cầu
- Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.
-
- Sa Pa
- Một nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp.
-
- Du Lịch
- Một nhãn hiệu thuốc lá thời bao cấp.
-
- Sang như trưởng tàu, giàu như nhân viên, điên như hành khách
- Mô tả tình trạng tàu Thống Nhất trong thời bao cấp.
-
- Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
- Mô tả hài hước cán bộ cấp thấp ("cán bộ quèn") thời bao cấp. "Xe cố vấn" tức là xe đạp vỡ, gãy, phải vấn (quấn) lại. Áo "chuyên gia" nghĩa là áo rách hở cả da thịt.
-
- Vladimir Ilyich Lenin
- (22/4/1870–21/1/1924) Lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Là một nhà lý luận chính trị lỗi lạc, một người theo chủ nghĩa cộng sản, ông đã phát triển thành công một biến thể của chủ nghĩa Marx được gọi là chủ nghĩa Lenin, có ảnh hưởng lớn đến chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam.
-
- Công viên Lê-nin
- Trước đây gọi là vườn hoa Chi Lăng, cũng gọi là vườn hoa Điện Biên Phủ, tên một công viên nằm trên mặt phố Điện Biên Phủ, Trần Phú và Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội. Trong khuôn viên công viên có một bức tượng Lenin.
-
- Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng
- Mô tả hài hước việc nhà thơ Tố Hữu giữ chứ vụ Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch những năm 1980.
-
- Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
- Ở Sài Gòn trước đây (và thành phố Hồ Chí Minh trong thời bao cấp), quận 5 có nhiều quán ăn ngon, quận 3 có nhiều biệt thự, quận 1 có nhiều hàng xa xỉ phẩm, còn quận 4 có nhiều băng nhóm du đãng.
-
- Văn công
- Diễn viên biểu diễn nghệ thuật sân khấu quân đội.
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.