Những bài ca dao - tục ngữ về "tham ăn":
-
-
Tham thực thì cực thân
-
Vác mồm đi ăn giỗ
-
Miếng ăn quá khẩu thành tàn
Miếng ăn quá khẩu thành tàn
Tham ăn chết tắc, tiếng mang muôn đời -
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
-
Ăn đầu Dần chí Dậu
-
Nam mô A Di Đà Phật
-
Su ót lẹm cằm, ham ăn như chó
-
Nhọn hoắt như đầu cá nhồng
-
Lưng dài vai mập ba gang
Lưng dài vai mập ba gang
Ăn nhai nửa miệng: khô khan chai lười -
Tham ăn lấy răng đào huyệt
Tham ăn lấy răng đào huyệt
-
Gió nồm là gió nồm nam
-
Ăn như thuyền chở mã
-
Khi làm thì tay đau, khi ăn thì tau đây
Khi làm thì tay đau
Khi ăn thì tau đây -
Tướng thầy là tướng khoai lang
-
Ngày ăn ba bữa chưa no
Dị bản
Ngày ba bữa ăn chưa no
Đến khi đói bụng thì dò đến niêu
-
Có răng thì lấy răng nhai
Có răng thì lấy răng nhai
Không răng lại gặm chẳng sai miếng nàoDị bản
Có răng thì răng để nhai
Không răng lợi gậm không sai miếng nào.
-
Chồng người năng văn năng võ
-
Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân ở nhà
Làng tuần vừa thịt con gà
– Con ơi, bỏ gậy cho cha đi tuần!Dị bản
Cốc, cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân nằm nhà
Ngày mai làng làm thịt gà
– Con ơi đưa gậy cho cha đi tuần!Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha tôi bị ngã đau chân ở nhà
Nghe làng làm thịt con gà
– Con ơi vác gậy cho cha đi tuần!
-
Dẹp như đầu cá chai
Chú thích
-
- Thủy tề
- Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).
-
- Ăn như Thủy Tề đánh vực
- Ăn khoẻ và mau chóng như vua Thủy Tề đánh vỡ đê và xoáy thành vực sâu, chỉ trong chớp mắt là xong. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Thực
- Ăn (từ Hán Việt).
-
- Vác mồm đi ăn giỗ
- Chê những kẻ tham ăn, vô lễ, tay không đi ăn giỗ, trong khi lệ thường phải mang theo ít đồ cúng như trái cây, bó hoa, nhang... để tỏ lòng với gia chủ và người quá cố.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Ăn đầu Dần chí Dậu
- Ăn tham, ăn nhiều và liên tục, ăn từ sáng sớm (giờ Dần) đến chiều tối (giờ Dậu). Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Su
- Sâu (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Cá nhồng
- Một loại cá săn mồi có cơ thể thuôn dài với các quai hàm khỏe, rất phàm ăn. Cá nhồng sống ngoài biển khơi, có thể bắt gặp ở dạng sống đơn độc hoặc thành bầy xung quanh các rạn san hô.
-
- Trà Nhiêu
- Tên một ngôi làng ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ thế kỷ 16 đến 17, đây là nơi thông thương nổi tiếng nhờ có vị trí giao nhau thuận tiện của 3 nhánh sông Ly Ly, Thu Bồn và Trường Giang cùng đổ ra cửa biển Đại Chiêm.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Năng văn năng võ
- Giỏi cả văn lẫn võ.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Cá chai
- Một loại cá có nhiều ở các vùng biển miền Trung, dài chừng từ 15 đến 20cm, thịt dày, thơm, rất ít xương nhỏ, thường được đánh bắt để làm thức ăn trong gia đình hoặc đãi khách. Cá chai chế biến được nhiều món, nhưng ngon nhất vẫn là nướng hoặc chiên.
-
- Kim Bồng
- Tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hữu ngạn hạ lưu nơi sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. (Đọc thêm: Làng mộc Kim Bồng).
-
- Cẩm Phô
- Tên một làng có từ lâu đời thuộc địa phận phố cổ Hội An, Quảng Nam. Tại đây có đình và chợ cũng có tên là Cẩm Phô. Tên nhân vật Cẩm Phô trong tác phẩm Trại Hoa Vàng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chính là lấy từ địa danh này.