Những bài ca dao - tục ngữ về "Phước Kiều":
-
-
Trống Lâm Yên, chiêng Phước Kiều
Dị bản
Nhất trống Lâm Yên
Nhì chiêng Phước Kiều
-
Mẹ ơi đừng mắng con yêu
Mẹ ơi đừng mắng con yêu
Lấy chồng Phước Kiều phải thụt bễ nung
Chú thích
-
- Phước Kiều
- Tên một làng nay thuộc thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, hình thành từ hơn 400 năm nay. Làng này nổi tiếng cả nước với nghề đúc các loại nhạc cụ truyền thống như thanh la, chiêng, tạ... và các vật dụng, hàng mĩ nghệ bằng đồng.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Đây là một cách nói vui về hai làng nghề Phước Kiều và Thanh Hà. Khi đúc xong chiêng đồng, thợ đúc của làng Phước Kiều thực hiện công đoạn “dạy tiếng,” nghĩa là phải đánh liên tục để chỉnh sửa cho âm thanh đạt đến độ trong, thanh và vang. Tiếng thử chiêng ấy rất giống tiếng chiêng của đám ma. Tương tự, các lò nung gốm ở Thanh Hà hằng ngày thải khói bay lên trời nghi ngút giống như nhà cháy.
-
- Lâm Yên
- Vùng tứ châu của bốn địa giới gộp lại: Lâm Tây, Lâm An, Lâm Ðại, Lâm Trung, nay là ấp Nam xã Ðại Minh, huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Tại đây có nghề làm trống truyền thống vẫn tồn tại cho đến nay. Hằng năm từ 1500 đến 2000 sản phẩm các loại được bán ra thị trường; vào tận các tỉnh Tây Nguyên và cả miền Ðông Nam Bộ.