Những bài ca dao - tục ngữ về "nông":

  • Con chim manh manh

    Con chim manh manh
    Nó đậu cây chanh
    Tôi vác miểng sành
    Chọi chim chết giẫy
    Tôi làm bảy mâm
    Cho ông một mâm
    Cho bà một dĩa
    Bà ăn hết rồi
    Hỏi con chim gì?
    (Tôi nói)
    Con chim manh manh…

    Dị bản

    • Con chim xanh xanh,
      Nó đậu cành chanh,
      Tôi chành nó chết.
      Đem về làm thịt,
      Được ba nongđầy.
      Ông thầy ăn một,
      Bà cốt ăn hai,
      Cái thủ, cái tai,
      Đem về biếu chú,
      Chú hỏi thịt gì?
      Thịt chim xanh xanh

    • Con chim chích choè,
      Nó đậu cành chanh,
      Tôi ném hòn sành,
      Nó quay lông lốc.
      Tôi làm một chốc,
      Được ba mâm đầy
      Ông thầy ăn một,
      Bà cốt ăn hai.
      Cái thủ, cái tai,
      Tôi đem biếu Chúa.
      Chúa hỏi chim gì?
      Con chim chích choè

    • Con chim se sẻ
      Nó đẻ mái tranh
      Tôi vác hòn sành
      Tôi lia chết giãy
      Tôi đem tôi kỉnh
      Cho thầy một mâm
      Thầy hỏi chim gì?
      Con chim se sẻ.

    • Con chim se sẻ
      Nó đẻ cành chanh
      Tôi lấy hòn sành
      Tôi chành nó chết
      Mang về làm thịt
      Được ba mâm đầy
      Ông thầy ăn một
      Bà cốt ăn hai
      Cái thủ cái tai
      Mang lên biếu Chúa
      Chúa hỏi thịt gì
      Thịt con chim sẻ
      Nó đẻ cành chanh…

    • Cái con chim chích
      Nó rích cành chanh
      Tôi lấy mảnh sành
      Tôi vành cho chết
      Gặp ba ngày tết
      Làm ba mâm đầy
      Ông thầy ăn một
      Bà cốt ăn hai
      Cái thủ cái tai
      Mang lên biếu chú
      Chú hỏi thịt gì
      Thịt con chim chích
      Nó rích cành chanh

    Video

Chú thích

  1. Mắc cỡ
    Xấu hổ, thẹn, ngượng.
  2. Rổ
    Dụng cụ để đựng, đan bằng tre, mây hoặc làm bằng nhựa, có nhiều hình dạng khác nhau, lòng sâu, có nhiều lỗ nhỏ để dễ thoát nước.

    Rổ nhựa

    Rổ nhựa

  3. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  4. Thúng
    Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.

    Cái thúng

    Cái thúng

  5. Núp
    Nấp (phương ngữ).
  6. Manh manh
    Loại chim nhỏ, đẹp, hiện nay thường được nuôi làm cảnh. Có nhiều loại manh manh khác nhau. Manh manh trắng toàn thân lông màu trắng toát, trừ hai bên má có đốm lông vàng, mỏ đỏ, chân vàng, chim trống mỏ đỏ sậm, con mái mỏ đỏ lợt. Manh manh bông có mỏ đỏ, má vàng, hai bên mỏ có sọc trắng dọc theo mép tai, cổ vằn màu xám, ức đen, bụng trắng, lông dọc theo hai bên hông màu gạch có nổi bông trắng. Đuôi tuy nhỏ, ngắn nhưng lại cầu kỳ, khúc trắng khúc đen như chim trĩ. Manh manh nâu (sô-cô-la) ở má và cánh có đốm màu vàng anh.

    Một con chim manh manh

    Một con chim manh manh

  7. Chim xanh
    Tên một họ chim dạng sẻ, có hình dáng giống chào mào, sinh sống thành đàn trong rừng, kiếm ăn tại các rừng nghèo nhiều dây leo, bụi rậm. Chim ăn côn trùng, nên là loài có ích cho lâm nghiệp và nông nghiệp.

    Trong văn học cổ, chim xanh là sứ giả của Tây Vương Mẫu, nên thường được xem là người đưa tin, làm mối, hoặc chỉ tin tức qua lại, tuy hiện không rõ có đúng là loài chim xanh này không.

    Chim xanh cánh lam

    Chim xanh cánh lam

  8. Chành
    Mở rộng về bề ngang, như banh.
  9. Đồng cốt
    Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.

    Một bà đồng ngày xưa

    Một bà đồng ngày xưa

  10. Thủ
    Đầu (từ Hán Việt).
  11. Lia
    Ném, vứt.
  12. Kỉnh
    Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
  13. Công lênh
    Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).