– Tiếng ai tha thiết bên triều
Có phải nhân ngãi thì chèo sang sông
– Tiếng ai âu yếm bên đồng
Có phải nhân ngãi sang sông cùng chèo.
Những bài ca dao - tục ngữ về "nhân ngãi":
-
-
Bướm đeo dưới dạ cây bần
-
Sợ em tham chốn tiền tài
Sợ em tham chốn tiền tài
Dứt đường nhân ngãi lâu dài bỏ anh -
Mình ơi ta hỏi thật mình
-
Sông dài thì lắm đò ngang
Sông dài thì lắm đò ngang
Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù -
Đứt tay một chút còn đau
Đứt tay một chút còn đau
Huống chi nhân ngãi lìa nhau sao đànhDị bản
Đứt tay một chút chẳng đau
Xa em một chút như dao cắt lòng
-
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc anh tìm bể Đông
Tìm bể Ðông thấy lông chim nhạn
Tìm bể cạn thấy đàn chim di
Ai mang nhân ngãi ta đi
Thì mang nhân ngãi ta về cho ta!Dị bản
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể Bắc anh tìm bể Đông
Bể Đông không bóng chim bay
Hôm qua là chín, hôm nay là mười
Tìm em đã mướt mồ hôi
Lại đứt nút áo, lại rơi khăn đầu
Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông ướt áo, qua cầu tủi ghe
Có nghe nín lặng mà nghe
Những lời anh nói như se vào lòng
Chú thích
-
- Đồng triều
- Cánh đồng ở vùng đất ngập nước ven biển, hình thành từ bùn do sông và thuỷ triều mang tới. Đồng triều chủ yếu được dùng để nuôi trồng thủy hải sản.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Chim di
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chim di, hãy đóng góp cho chúng tôi.