Cưới em mười chín con trâu
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau
Những bài ca dao - tục ngữ về "ngựa hồng":
-
-
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về.
Cô về chẳng lẽ về không,
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau.
Ngựa ô đi tới Quán Cau,
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều.Dị bản
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn kiều chú lính đưa cô tui dìa
Dìa dầy chẳng lẽ dìa không?
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau
Ngựa ô đi tới Quán Cau
Ngựa hồng lẽo đẽo theo sau chợ chiều
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
Nhiều cô gái lứa nên anh chàng ràngChiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hũ bán ve
Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêuChiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn kiều chú Xã đưa cô tôi về
Ngựa ô đi tới vườn cau
Ngựa hồng đủng đỉnh đi sau vườn dừaChiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Cô về thăm quán thăm quê
Thăm cha thăm mẹ, chớ hề thăm ai.
Chú thích
-
- Kiều ngựa
- Yên ngựa (từ địa phương).
-
- Quán Cau
- Đèo Quán Cau ở làng Mỹ Phú, còn chợ Quán Cau ở làng Phong Phú, đều thuộc xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây nổi tiếng có giống ngựa thồ rất tốt. Phía đông đèo Quán Cau là đầm Ô Loan, một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
Về địa danh Quán Cau, có câu chuyện sau: Ngày xưa, nơi chân đèo Quán Cau có một bà cụ già không rõ từ đâu đến. Bà cất quán bán trầu cau, khách bộ hành qua đèo khá dài nên dừng chân giải khát, mua trầu cau ăn nghỉ rồi tiếp tục hành trình. Người đi ra Bắc đến chân đèo thì chờ người bạn đường, cũng mua trầu cau ăn rồi tiếp tục trèo đèo. Vì thế có tên đèo Quán Cau.
-
- Gò Điều
- Tên một xóm thuộc ấp Bình Quang, thôn Phú Điềm (xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ngày nay). Giữa xóm có cây điều to lớn tán lá um tùm, trải bóng mát một vùng, khách qua lại thường dừng chân nghỉ mát. Về sau, khi làm đường cây điều bị chặt đi nhưng xóm vẫn được gọi là Gò Điều.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Chợ Thủ
- Chợ ở tỉnh Thủ Dầu Một (nay là thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương), ban đầu gọi là chợ Phú Cường. Phần “Thị Điểm” (Chợ Quán) của sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi: “Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An tục danh gọi là chợ Thủ Dầu Miệt (hay Dầu Một) ở bên lị sở huyện, xe cộ ghe thuyền tấp nập đông đảo.” Đến năm 1889, trên địa bàn huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Cối đâm tiêu
- Cối nhỏ dùng để giã tiêu.