Tàu cười, Tây khóc, Nhật lo,
Việt Nam hết gạo chết co đầy đường
Những bài ca dao - tục ngữ về "Nạn đói năm Ất Dậu":
-
-
Đất này đất tổ đất tiên
-
Chém cha lũ Nhật côn đồ
Chém cha lũ Nhật côn đồ
Bắt người cướp của tha hồ thẳng tay
Dân ta trăm đắng ngàn cay
Thức ăn chẳng có trồng đay cho người -
Giời làm chết đói tháng ba
Giời làm chết đói tháng ba
Người thì bán cửa bán nhà để ăn
Người thì bán áo bán khăn
Bán đi cho sạch, cốt ăn sống người
Người thì bán mâm bán nồi
Người thì bán cả đồ chơi trong nhà
Người thì bán đất bán nhà
Người thì bán cả mâm xà bát hương
Người thì bán sập bán giường
Có người bán chĩnh làm tương độ chầy
Giời ơi đất hỡi có hay? -
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùngDị bản
Chú thích
-
- Nạn đói năm Ất Dậu
- Một nạn đói xảy ra tại miền Bắc trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 (Giáp Thân) đến tháng 5 năm 1945 (Ất Dậu) làm khoảng từ 400.000 đến hai triệu người dân chết đói. Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương: Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Ngoài ra còn có nguyên nhân tự nhiên (lũ lụt, thiên tai, bệnh dịch tả...).
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Mâm xà
- Loại mâm thờ chân cao, không có nắp.
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Độ chầy
- Lần hồi qua ngày. Như độ nhật.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.