Em ơi, em ở cho ngoan
Một hai năm nữa lo toan cửa nhà
Em ơi đừng phụ mẹ già
Một vài năm nữa lo nhà cho anh
Em thời buôn bán cho lanh
Để anh chăm chỉ học hành cho thông
Mai sau anh đậu quận công
Em làm chính thất xem trông cửa nhà
Trước thời nên thất nên gia
Sau thời trả nghĩa mẹ cha sinh thành
Những bài ca dao - tục ngữ về "mẹ cha":
-
-
Yêu cây về nỗi lắm hoa
Yêu cây về nỗi lắm hoa
Yêu chàng về nỗi nết na trăm chiều
Xin chàng tưởng ít nhớ nhiều
Một ngày hai buổi sớm chiều gặp nhau
Gặp nhau than thở cùng nhau
Cơn vui một lúc cơn sầu lại qua
Yêu nhau chẳng dám nói ra
Sợ mẹ bằng bể sợ cha bằng giời
Yêu chàng em cũng yêu đời
Biết rằng chốn cũ có rời chàng không? -
Đêm khuya nước mắt ròng ròng
-
Giếng trong mà nước hôi phèn
Dị bản
-
Trứng rồng lại nở ra rồng
-
Con thì giống mẹ giống cha
Con thì giống mẹ giống cha
Con đâu lại giống lân la xóm giềng. -
Nhớ khi thuở bé nâng niu
-
Có chồng gần mẹ gần cha
Có chồng gần mẹ gần cha
Như cây gần giếng, sau mà nương thân. -
Làm dâu khó lắm em ơi
-
Em là thân phận nữ nhi
Em là thân phận nữ nhi
Thầy mẹ thách cưới làm chi bẽ bàng
Tiền thời chín hũ lồng quang
Cau non trăm thúng họ hàng ăn chơi
Vòng vàng kéo đủ mười đôi
Nhẫn ba trăm chiếc, tiền thời mười quan
Còn bao của hỏi của han
Của mất tiền cưới của mang ta về
Cưới ta trăm ngỗng nghìn dê
Trăm ngan nghìn phượng ta về làm dâu
Cưới ta chín chục con trâu
Ba trăm con lợn đưa dâu về nhà
Chàng về nhắn nhủ mẹ cha
Mua tre tiện đốt làm nhà ở riêng
Chàng về nhắn nhủ láng giềng
Quét cổng quét ngõ, ra giêng ta về
Ta về ta chẳng về không
Voi thì đi trước ngựa hồng theo sau
Ba bà cầm quạt theo hầu
Mười tám người hầu đi đủ thì thôi
Chú thích
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.
-
- Chính thất
- Vợ cả trong các gia đình giàu sang thời phong kiến.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Gia thất
- Vợ chồng. Theo Thiều Chửu: Vợ gọi chồng là gia 家, cũng như chồng gọi vợ là thất 室. Vợ chồng lấy nhau vì thế gọi là “thành gia thất.”
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phèn
- Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Ấm
- Ân đức của cha ông để lại cho con cháu. Như tập ấm, nghĩa là nhân chức quan của ông cha mà con cháu được làm học trò ở Quốc tử giám rồi ra làm quan, những người như thế được gọi là ấm sinh.
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Từ nghiêm
- Từ mẫu (mẹ hiền) và nghiêm phụ (cha oai nghiêm), chỉ chung cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Xuất giá
- Lấy chồng (từ Hán Việt)
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Tầm vông
- Một loài cây thuộc họ tre, có khả năng chịu khô hạn khá tốt, ưa ánh sáng dồi dào. Thân cây gần như đặc ruột và rất cứng, không gai, thường dùng trong xây dựng, sản xuất chiếu và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên tầm vông còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.