Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ
Ghe anh tách bến tách bờ, em buồn cho trăng mờ sao lặn
Mình lấy nhau chẳng đặng bởi bà mai lưỡi vắn ít lời
Mật đường dù chẳng đi đôi
Chút hương rớt lại, một đời chưa quên
Những bài ca dao - tục ngữ về "mai mối":
-
-
Tay cầm li rượu Sơn Đông
-
Thò tay ngắt ngọn trâm bầu
-
Ông mai chân thấp chân cao
Ông mai chân thấp chân cao
Muốn ăn thịt mỡ nói vào nói raDị bản
-
Bà mai muốn ăn đầu heo
Bà mai muốn ăn đầu heo
Nói chuyện giàu nghèo, đưa đẩy đẩy đưa -
Cầm dao cắt cổ con gà
-
Bà mai giọng thấp giọng cao
Bà mai giọng thấp giọng cao
Một tay cột mở, nói vào nói ra -
Bí đao non không ngon tại nấu
-
Lầu nào cao bằng lầu ông phó
-
Gió xoay vần, cát vận bờ đê
-
Đón ngăn đường tắt, tui hỏi gắt bạn chung tình
-
Nên duyên như lá tìm cành
-
Đưa dâu bằng sõng, bằng ghe
-
Em đi chân bước bần thần
Em đi chân bước bần thần,
Hai đứa mình quyết chắc, không cần ông mai -
Mâm trầu, hũ rượu đàng hoàng
-
Tiếc công anh lau dĩa chùi bình
Tiếc công anh lau dĩa chùi bình
Cậy mai dong tới nói, phụ mẫu nhìn bà con -
Cậy người giá thú trao lời
-
Khế với chanh một lòng chua xót
Khế với chanh một lòng chua xót
Mật với gừng một ngọt một cay
Cùng xóm nhau, hai ta hiểu biết lâu dài
Phụ mẫu em ừ một tiếng ông mai đến liềnDị bản
Khế với chanh một lòng chua xót
Mật với gừng một ngọt một cay
– Ra về bỏ áo lại đây
Để khuya em đắp gió tây lạnh lùng
– Có lạnh lùng lấy mùng mà đắp
Trả áo cho anh về đi học kẻo trưa
-
Con cá tróc vi hiềm vì nước chảy
Con cá tróc vi hiềm vì nước chảy
Cái cần câu gãy vì vướng gốc tre gai
Không xong cũng tại mối mai
Nên duyên trắc trở tình nầy không quênDị bản
Con cá tróc vi hiềm vì nước chảy
Cần câu gãy vì bụi gốc vướng cong
Bởi vì mai mối không xong
Duyên ta trắc trở tấm lòng không quên
-
Ruộng gò dài lối đau lưng
Chú thích
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Con nước
- Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Sơn Đông
- Tên một làng thuộc xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có truyền thống nấu rượu với loại rượu nếp Sơn Đông nổi tiếng.
-
- Trâm bầu
- Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.
-
- Đại
- (Làm việc gì) ngay, chỉ cốt cho qua việc, hoặc không kể đúng sai (khẩu ngữ).
-
- Nọng
- Khoanh thịt ở cổ gia súc cắt ra, thường không ngon.
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Bí đao
- Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ông phó
- Tên gọi dân gian của những người có học vị Phó bảng thời phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945). Đây là những người dự thi Hội mà không đủ điểm đỗ Tiến sĩ, được lấy đỗ thêm để khuyến khích, tên ghi vào một bảng phụ, nên gọi là Phó bảng. Theo Đại Nam thực lục, học vị này có từ năm 1829, do vua Minh Mạng chủ trương.
-
- Cậy
- Ỷ vào sức mạnh, quyền thế hay tiền bạc.
-
- Điểu
- Con chim (từ Hán Việt).
-
- Xà tích
- Đồ trang sức của phụ nữ Việt Nam xưa, thường giắt thõng ở cạnh bao lưng, gồm dây mắt xích nhỏ bằng bạc đeo ống bạc, dao con (để bổ cau, têm trầu), có khi thêm cả chùm chìa khoá.
-
- Khuyên
- Hoa tai.
-
- Sõng
- Xuồng nhỏ đan bằng nan tre.
-
- Bè
- Phương tiện di chuyển trên nước, đóng bằng cách cột nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ...) với nhau.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Giá thú
- Giá là lấy chồng, thú là lấy vợ. Giá thú vì thế chỉ việc cưới hỏi nói chung.
-
- Tre gai
- Còn có tên là tre hóa, tre nhà, tre đực, một giống tre rất quen thuộc ở nước ta. Đặc trưng của tre gai là những gai nhọn giống như sừng trâu mọc ở mắt tre. Tre gai được trồng làm hàng rào hay trồng gần sông, suối, chân đê để chống xói mòn đất. Gỗ tre gai rất cứng nên thường được dùng làm cọc móng trong xây dựng cũng như dùng làm nguyên liệu để đan rổ rá, đóng bàn ghế và chế tạo hàng thủ công mỹ nghệ. Thân tre, măng tre và lá tre có thể dùng làm thuốc.
-
- Ruộng gò
- Ruộng làm ở chỗ đất gò, đất cao.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Xăn
- Xắn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).