Vào vườn lấy củ gừng thơm
Trở vô cháo nóng múc lên bát đầy
Tía tô, hành với gừng này
Cho vào cháo nóng bưng ngay lên giường
Những bài ca dao - tục ngữ về "hành":
-
-
Vào vườn hái nắm tía tô
Vào vườn hái nắm tía tô
Hành tươi dăm nhánh, trở vô trong nhà
Giật mình em chợt nghĩ ra
Gừng tươi còn món ấy mà lại quên -
Vỗ vai cô bán khế, vỗ vế cô bán chanh
Vỗ vai cô bán khế, vỗ vế cô bán chanh
Lòng anh chỉ sợ mỗi cô bán hành chợ trưa -
Trèo lên cây ớt rớt xuống bụi hành
Trèo lên cây ớt, rớt xuống bụi hành
Ai chẳng lòng thành, hành đâm đổ ruột -
Giả đò buôn hẹ bán hành
-
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Ớt gãy, anh rớt xuống ngọn hành
Hành đâm anh lủng ruột, sao em đành làm ngơ? -
Bẻ hành bẻ tỏi
Bẻ hành bẻ tỏi
-
Bao giờ cho chuối có cành
Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy taDị bản
Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Con chim bay vụt qua nhà
Mà biết đực cái thì ta lấy mình
Chú thích
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Chợ Cống
- Một cái chợ được lập từ đầu thế kỉ XX, thuộc phường Phú Hội, thành phố Huế.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.