Trên trời có ông sao dâu
Hạ giới cô đầu có cái lưỡi gà con
Nhà nho có cái đục cùn
Những bài ca dao - tục ngữ về "dùi đục":
-
-
Nhà quăng dùi đục không mắc
-
Cưa đứt đục suốt
-
Cầm dùi đục đập lên đầu chàng
-
Hỡi anh làm thợ nơi nao
Hỡi anh làm thợ nơi nao
Để em gánh đục, gánh bào đi theo
Cột queo anh đẽo cho ngay
Anh bào cho thẳng, anh xoay một bề
Bốn cửa chạm bốn con nghê
Bốn con nghê đực chầu về xứ Đông
Bốn cửa chạm bốn con rồng
Ngày thời rồng ấp tối thời rồng leo
Bốn cửa chạm bốn con mèo
Đêm thời bắt chuột, ngày leo xà nhà
Bốn cửa chạm bốn con gà
Đêm thì gà gáy, ngày ra bới vườn
Bốn cửa chạm bốm con lươn
Ngày thì chui ống tối trườn xuống ao
Bốn cửa chạm bốn con dao
Chăm thì liếc sắc, chăm chào thì quen
Bốn cửa chạm bốn cây đèn
Ngày thì đèn tắt tối thì đèn chong
Bốn cửa chạm bốn cái cong
Để em gánh nước tưới hồng tưới hoa
Ngày mai khi anh về nhà
Trăm năm em gọi anh là chồng em -
Bầu dục chấm mắm cáy
Dị bản
Dùi đục chấm mắm cáy
-
Ai về ngoài Huế cho tôi nhắn với ông thợ rèn
Ai về ngoài Huế cho tôi nhắn với ông thợ rèn
Rèn cho tôi một trăm cái đục
Một chục cái chàng
Về tôi đốn một cây huỳnh đàn
Tôi cưa làm tư, tôi xẻ làm tám
Tôi đóng một cái thang một trăm ba mươi sáu nấc
Bắc từ dưới đất lên trời
Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâuDị bản
Chú thích
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Nhà trò
- Như ả đào, cô đầu, chỉ người phụ nữ làm nghề hát xướng (gọi là hát ả đào) ở các nhà chứa khách ngày trước. Thú chơi cô đầu thịnh hành nhất vào những năm thuộc Pháp và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Ban đầu cô đầu chỉ chuyên hát, nhưng về sau thì nhiều người kiêm luôn bán dâm.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Nhà quăng dùi đục không mắc
- Nhà nghèo, trống trải, không có đồ đạc của nả gì.
-
- Cưa đứt đục suốt
- Giải quyết công việc một cách rốt ráo, dứt khoát.
-
- Kiềng đèn
- Vòng sắt có ba chân dùng làm chân đèn dầu ngày xưa.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Bào
- Đồ dùng nghề mộc, gồm hai lưỡi thép đặt trong khối gỗ, hai bên có tay cầm, dùng để làm nhẵn mặt gỗ. Động tác sử dụng bào cũng gọi là bào. Những việc đau lòng cũng được ví von là xót như bào, ruột xót gan bào...
-
- Queo
- Cong, bị biến dạng.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Rồng ấp
- Hay rồng phủ, giao long (交龍), một loại họa tiết cổ thường thấy trong các kiến trúc thời Lý, Trần, có hình hai con rồng quấn nhau hay đuôi xoắn vào nhau.
-
- Liếc
- Miết đi miết lại lưỡi dao vào đá mài hoặc vật cứng để dao sắc hơn.
-
- Bầu dục
- Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.
-
- Mắm cáy
- Mắm làm từ con cáy, loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông. Mắm cáy được xem là mắm bình dân, thuộc hạng xoàng trong các loại mắm ở vùng biển, thường chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà.
-
- Ý nói "không phù hợp, thô bạo, thiếu tế nhị" (theo Thành ngữ tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội - 1978). Trong thực tế giao tiếp hàng ngày, người ta thường nói "dùi đục chấm mắm cáy" hơn là "bầu dục chấm mắm cáy". Tuy vậy, "bầu dục chấm mắm cáy" lại là dạng ban đầu; còn "dùi đục chấm mắm cáy" chỉ là biến thể do đọc chệch "bầu dục" ra "dùi đục" mà thành.
"Bầu dục chấm mắm cáy" hình thành trên cơ sở của độ chênh, hay tính không tương hợp giữa thức ăn và gia vị. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm, hoàn toàn không thích hợp khi chấm với mắm cáy là loại mắm hạng xoàng. Bầu dục, nếu ăn đúng cách là phải chấm với chanh, hay nước gừng. Còn mắm cáy thì chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà...
Nhắc đến cách ăn bầu dục, người xưa có câu:
Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Chàng
- Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).
-
- Sưa
- Còn được gọi là huỳnh đàn, trắc thối, một loại cây thân cao, tán rộng, dẻo dai, chống chịu gió bão tốt, cho gỗ quý. Gỗ sưa chắc, thơm và nặng hơn gỗ bình thường, đặc biệt có vân gỗ rất đẹp nên rất được ưa chuộng để làm những đồ mĩ nghệ có ý nghĩa phong thủy, tâm linh. Cây sưa cũng được trồng lấy bóng mát.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...