Ra về em có dặn dò,
Mai ra chớ hở chuyện trò với ai.
Những bài ca dao - tục ngữ về "dặn dò":
-
-
Ra về dặn rứa nghe không
-
Ra đi cầm quạt che trăng
-
Con đừng nghe theo thằng hám sắc lưu linh
-
Thiếp gặp chàng như Ngưu lang gặp hội
-
Anh về mai sớm anh lên
Anh về mai sớm anh lên
Đừng vui nơi nọ mà quên nơi này -
Anh về dưới Yến mây che
-
Lúc em bước chân ra, ở nhà má có dặn
-
Ra về dặn bạn một hai
Ra về dặn bạn một hai
Đừng có khi thắm khi phai tủi lòng -
Anh đi ba bữa anh về
-
Anh đi em có dặn phòng
-
Con ơi con ở với bà
-
Anh đi đâu ba bữa anh về
Anh đi đâu ba bữa anh về,
Buông câu nước đục chớ hề ở lâuDị bản
Anh đi ba bữa anh về,
Rừng cao nước độc chớ hề ở lâu
-
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp đừng lộ tiếng ai hay
Miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Cực chàng chín rưỡi khổ thiếp đây mười phầnDị bản
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp chờ lộ tiếng ai hay
Kẻo cái miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Xấu em đi một nửa, chàng gầy một phân
-
Anh ơi anh ở lại nhà
-
Ra đi anh đã dặn rằng
Ra đi anh đã dặn rằng
Nơi hơn thì lấy nơi bằng đợi anh -
Ra đi mẹ đã dặn rồi
Ra đi mẹ đã dặn rồi
Khi đi thì một về đôi mẹ mừng
Chú thích
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mồ
- Nào (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lưu Linh
- Tự là Bá Luân, người đất Bái, đời Tấn (Trung Quốc) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (bảy người hiền trong rừng trúc). Ông dung mạo xấu xí, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu và uống không biết say. Ta hay gọi những người nghiện rượu là "đệ tử của Lưu Linh" là vì vậy.
-
- Tửu điếm
- Quán rượu (từ Hán Việt).
-
- Trà đình
- Quán trà (từ Hán Việt).
-
- Ngưu Lang, Chức Nữ
- Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
-
- Hạc đỗ lưng quy
- Chim hạc đậu trên lưng rùa. Xem thêm hạc và hạc đầu đình.
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hòn Yến
- Tên một đảo đá cao nằm ngoài khơi xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngày xưa nơi đây có rất nhiều chim yến đến làm tổ, nên có tên gọi như vậy. Hiện nay Hòn Yến được xem là một thắng cảnh độc đáo của Phú Yên.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khinh
- Nhẹ, coi nhẹ (từ Hán Việt).
-
- Mựa
- Chớ, đừng (từ cổ).
Chăn dân mựa nữa mất lòng dân
(Nguyễn Trãi)
-
- Hôn định thần tỉnh
- Cũng nói là định tỉnh thần hôn hoặc nói tắt là thần hôn, nghĩa là buổi tối (hôn) chăm sóc cho cha mẹ ngủ yên (định), buổi sáng (thần) đến hỏi thăm sức khỏe cha mẹ (tỉnh). Chỉ đạo làm con.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Thài lai
- Còn nói thày lay, xen vào việc của người khác không liên quan đến mình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)