Sáng ngày ra đứng Cửa Đông
Xem một quẻ bói lộn chồng được chăng
Ông thầy gieo quẻ nói rằng
Lộn thì lộn được nhưng năng phải đòn
Mồ cha đứa có sợ đòn
Miễn là lấy được chồng giòn thì thôi
Những bài ca dao - tục ngữ về "cửa Đông":
-
-
Nhởn nhơ cô gái cửa Đông
-
Bạn có biết?
Đặng Thị Huệ, vợ chúa Trịnh Sâm thời Lê trung hưng, thuở hàn vi là một cô thôn nữ hái chè, nên sau này nhân dân gọi là bà Chúa Chè. Được chúa sủng ái, bà can dự vào triều chính, làm nhiều điều càn rỡ, ảnh hưởng đến chính sự. Bà hay bàn bạc việc riêng với quận Huy (Hoàng Đình Bảo) nên có lời dị nghị là hai người gian dâm với nhau. Ca dao có một số bài đả kích bà.
Chú thích
-
- Cửa Đông
- Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ngoài cửa đông thành Thăng Long, ngày nay là phố Cửa Đông.
-
- Lộn chồng
- Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
-
- Năng
- Hay, thường, nhiều lần.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.