Cơm ráo, cháo nhừ
Những bài ca dao - tục ngữ về "cơm cháo":
-
-
Cơm sống tại nồi, cơm sôi tại lửa
Cơm sống tại nồi,
Cơm sôi tại lửa -
Cơm sống vì nồi, không sống vì vung
Cơm sống vì nồi, không sống vì vung
-
Láo nháo như cháo với cơm
Láo nháo như cháo với cơm
-
Mồ cha cái số làm hầu
-
Chồng như giỏ, vợ như hom
-
Giàu thì cơm cháo bổ lao
Dị bản
Giàu thì cơm cháo bổ lao
Khó thì đánh điếu thuốc lào ngậm hơi
-
Hồn rằng hồn thác ban ngày
-
Chẳng nên cơm cháo gì
Chẳng nên cơm cháo gì
Chú thích
-
- Cau vòng nguyệt
- Chũm cau (tròn và dẹt như hình mặt trăng).
-
- Trầu cánh dơi
- Phần rìa của lá trầu, được cắt bỏ khi têm (trông giống như cánh dơi).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Giỏ cá
- Đồ đựng cá được đan bằng tre, giữa hơi thắt lại, trong miệng có hom để cá không chui ra ngoài được.
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Bổ lao
- Tẩm bổ cho những người bị bệnh lao (phương ngữ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Bài ca dao này bắt nguồn từ việc "lên đồng." Để có cơ sở mà tin tưởng rằng hồn lên đồng đúng là hồn của người trong gia đình, gia chủ thường phái thử bằng nhiều câu hỏi riêng tư. Câu "hồn thác ban ngày hay ban đêm?" là một trong số những câu hỏi này. Vì "hồn" trong bài ca dao là lừa đảo, nên trả lời ấm ớ.