Gái này là gái chả vừa,
Gái bán vải tấm, gái lừa vải con,
Gái này là gái chả non,
Gái lường chợ Quán, gái buôn chợ Cầu.
Những bài ca dao - tục ngữ về "Chợ Quán":
-
-
Bao giờ Chợ Quán hết vôi
Bao giờ Chợ Quán hết vôi
Thủ Thiêm hết giặc, em thôi đưa đò
Bắp non mà nướng lửa lò,
Đố ai ve được con đò Thủ ThiêmDị bản
Chú thích
-
- Chợ Quán
- Một địa danh thuộc Sài Gòn xưa, nguyên là ban làng Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 mang tên Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhật lại. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn năm xưa thì: Gọi là “Chợ Quán” vì thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ lối nhà thương Chợ Quán hiện nay. Chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên làm vậy.
-
- Chợ Cầu Kho
- Trước khi bị giải tỏa năm 2009, chợ nằm ở phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ này được xây năm 1805, vì nằm gần chiếc cầu bên kho cẩm thảo (kho chứa lúa) của triều đình Huế nên có tên là Chợ Cầu Kho, hoặc chợ Kho.
-
- Thủ Thiêm
- Địa danh nay là một phường thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có bến đò Thủ Thiêm, xuất hiện vào khoảng năm 1912 để vận chuyển người và hàng hóa từ Thủ Thiêm băng qua sông Sài Gòn. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Cựu Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả” (Huyện Nghĩa An nay là quận 2 và quận 9. Sông Bình Giang tức sông Sài Gòn.)
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Bến Thuận An
- Bến cảng nằm bên cửa biển Thuận An cách thành phố Huế 15km về phía Đông Bắc, là nơi sông Hương chảy qua phá Tam Giang rồi đổ ra biển Đông. Trước đây cửa biển này có tên cửa Eo, cửa Nộn. Tên Thuận An là do vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đặt cho, còn vua Thiệu Trị thì liệt Thuận An là một trong hai mươi thắng cảnh của kinh thành Huế. Vào ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, nơi đây có lễ hội truyền thống gọi là lễ Cầu Ngư, có hàng ngàn người tham dự.