Anh cầm chài anh vãi năm bảy con cá lòng tong
Thương em nát gan, nát ruột, lại nát tấm lòng
Thấy em ở bạc trong lòng anh hết thương.
Những bài ca dao - tục ngữ về "chài lưới":
-
-
Ăn mũi, ẻ lái, đái xung quanh
-
Bấy lâu ni ăn mắm đã chai
-
Chịu khó lấy chị nốc đăng
-
Cầm chài mà vãi vô nia
-
Cá lóc mà ngóc đầu lên
-
Cầm chài mà vãi con cá căng
-
Sông dài cá lội tung tăng
-
Em là con cá liệt, ở khơi
-
Một mình thong thả mần ăn
-
Xóm trên giăng lưới, xóm dưới giăng câu
Xóm trên giăng lưới, xóm dưới giăng câu
Trách ai làm đêm thảm ngày sầu
Cơm ăn không đặng, nhai trầu giải khuâyDị bản
Ngồi xóm trên giăng lưới, xóm dưới giăng câu,
Ai làm cho trai thảm gái sầu,
Cơm ăn chẳng đặng, ăn trầu giải khuây.
-
Cầm chài mà vãi xuống sông
Cầm chài mà vãi xuống sông
Cá đâu không thấy mà trông hết ngày -
Thiếu chi sông rộng, biển dài
Thiếu chi sông rộng, biển dài
Lưới ta đang bủa, đem chài vãi vô? -
Lưới thưa mà bủa cá kìm
-
Khi xưa biển rộng sông dài
Khi xưa biển rộng sông dài
Sao lưới chả mắc sao chài chả quăng?
Bây giờ sông đã chắn đăng
Còn mang lưới mắc chài quăng làm gì? -
Anh đi lưới quát, lưới mành
-
Công anh chăn nghé đã lâu
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?Dị bản
-
Ước gì em xẻ làm hai
-
Cha chài mẹ lưới con câu
Cha chài, mẹ lưới, con câu
Con trai tát nước, nàng dâu đi mòDị bản
-
Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá
Chú thích
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn mũi, ẻ lái, đái xung quanh
- Sinh hoạt của người làm nghề chài lưới, lênh đênh sông nước.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Cá đục
- Một loại cá biển, dài khoảng 10-15 cm thân to bằng ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có.
-
- Cá móm
- Một loại cá sông thân hơi tròn, vảy bạc, thịt nhiều, ăn ngọt, béo và ngon. Cá có tên như vậy có lẽ vì mồm hơi vêu lên trên.
-
- Cá căng
- Cũng gọi là cá ong căng, tên chung của một số loài cá biển cỡ nhỏ, sống thành đàn, có thân bầu dục dài, dẹt hai bên, với các dải hoặc vết màu sẫm trên nền vàng hay xanh lục. Thịt cá căng có màu trắng ngà, chắc và ngon, đặc biệt lòng rất béo. Một số loài cá căng có màu sắc đẹp, được nuôi làm cá cảnh.
-
- Vãi
- Ném vung ra.
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Bá hộ
- Gọi tắt là bá, một phẩm hàm thời phong kiến cấp cho những nhà giàu có.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Tấn
- Chặn lại (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cá liệt
- Còn gọi là cá ót, một loại cá biển có thân có hình thoi, dẹt bên, to khoảng ba, bốn ngón tay, nhiều xương. Cá thường được kho khô ăn kèm với cơm, nấu canh chua hay nấu riêu, hoặc để làm bột cá.
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cá lìm kìm
- Còn gọi là cá kìm hay cá nhái, tên chung của những loài cá có thân hình thuôn dài với đặc trưng là mỏ kéo dài ra như cái kìm (xem ảnh). Cá lìm kìm có nhiều loài khác nhau, một số loài sống ở nước ngọt (sông, hồ), một số loài khác lại sống ở nước lợ hay nước mặn. Cá lìm kìm nước ngọt trong hình dưới đây có thân màu trắng trong, dài từ 5 đến 10 milimet. Những loài khác sống ở nước mặn (biển) hay nước lợ có kích thước lớn hơn. Cá lìm kìm nước ngọt là loài cá rất dễ gặp ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở sông, hồ, mương kênh hay ao nào ta cũng có thể dễ dàng thấy chúng nếu để ý quan sát kỹ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lưới quát
- Loại lưới đánh cá có giàn lưới lớn hình ống có cánh hai bên để vây bắt cá. Khi kéo lưới vào gần bờ, một người lặn tóm chân chì và tóm hai đầu lưới rồi kéo lên ghe (thuyền).
-
- Lưới mành
- Loại lưới đánh cá biển truyền thống của các tỉnh Nam Bộ, chủ yếu dùng để khai thác các loài cá nổi như cá chim, trích, nục, cơm, bạc má, chỉ vàng...
-
- Cá lăng tiêu
- Một loại cá thu nhỏ, có vân hoa.
-
- Cá bạc má
- Một loại cá biển, sống thành đàn, có thân hình thuôn dài, hơn dẹt sang hai bên. Đây là một trong những loại cá được đánh bắt nhiều ở nước ta, và được chế biến thành rất nhiều món ăn.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Anh chài
- Người làm nghề chài lưới.
-
- Anh buôn
- Người làm nghề buôn bán.
-
- Nhá
- Dụng cụ bắt cá của miền Trung và miền Nam, tương tự như chiếc vó bè ngoài Bắc. Nhá có bộ gọng tre gồm 5 cây: một cây làm trụ to bằng cổ chân, dài gần bốn sải tay, bốn cây làm bộ kèo nhá nhỏ hơn cổ tay, dài khoảng ba sải tay dùng để căng tấm lưới gai. Tấm lưới gai có chiếc rốn dài, thụng xuống để nhốt cá mỗi khi tấm nhá kéo lên. Muốn bắt cá phải vác nhá đi dọc bờ sông, tìm chỗ đón trổ, đón trúng luồng cá chạy rồi mới thả nhá. Việc đứng bắt cá bằng nhá gọi là đứng nhá.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Hà Bá
- Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.