Đầu làng cây duối,
Cuối ngõ cây đa
Đàng cái ngã ba,
Anh đây thợ hàn
Con gái mười bảy hăm ba
Hai mươi, hăm mốt đem ra anh hàn
Nụ này lớn lỗ hao than
Đồng đâu anh đổ cho tràn lỗ ni
Hết đồng, thì anh pha chì
Anh hàn cho một chặp chì ì mặt ra
Những bài ca dao - tục ngữ về "cây duối":
-
-
Đầu làng cây duối
Đầu làng cây duối,
Cuối làng cây đa
Cây duối anh để làm nhà
Cây đa bóng mát nàng ra anh chào
Đôi tay nâng cái khăn đào
Bằng khi hội hát anh trao cho nàng
Túi anh những bạc cùng vàng
Để anh kéo nhẫn cho nàng đeo tay
Dù ai bấu chí nàng bay
Thì nàng phải giữ nhẫn này cho anh
Dù ai bẻ lá vin cành
Thì nàng phải nhớ lời anh dặn dò -
Đầu làng cây duối
Đầu làng cây duối,
Cuối làng cây đa
Ngõ em cây nhãn,
Ngõ ta cây đào
Có thương mới bước chân vào
Không thương có đón có chào cũng không
Chú thích
-
- Duối
- Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Bài này có lẽ là dị bản của bài Năm xưa anh ở trên trời.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.