Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Bầu dục
    Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.

    Bầu dục lợn được chế biến thành món xào

    Bầu dục lợn xào

  2. Của ngon không đến lượt những người dân thường (ngày xưa trong những ngày lễ, người ta được xếp ngồi theo thứ bậc), cũng như cám nhỏ (cám mịn) chỉ dành cho lợn con, còn lợn xề phải ăn cám xấu.
  3. Lèo lá
    Thơn thớt, hời hợt ngoài miệng nhưng không thực.
  4. Tiền Hải, Kiến Xương, Quỳnh Phụ... là tên các huyện thuộc tỉnh Thái Bình.
  5. Giai ở trại, gái hàng cơm
    Câu tục ngữ có ý cho rằng hai hạng người này đều có thừa tư cách chuyên nghiệp. Mà tư cách chuyên nghiệp ở một gái hàng cơm chỉ có nghĩa là lắm điều, đáo để và có thể rằng tùy từng trường hợp đôi mắt biết đưa tình. (Tranh tối tranh sáng - Triều Đẩu, 1952)
  6. Đỗ Mười
    Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (1991-1997). Cùng với người tiền nhiệm là Nguyễn Văn Linh, ông đóng vai trò rất lớn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời góp phần giữ vững vị thế của Đảng Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ.

    Bởi I myself cropped, original author is Lưu Ly at vi.wikipedia.org – cropped from original image here File:Đỗ Mười in UN Day of Vesak 2008.JPG, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=4109506

    Đỗ Mười

  7. Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
    Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
  8. Đồ
    Nấu bằng cấp hấp (cơm hoặc xôi) trong chõ cho chín bằng sức nóng của hơi nước.

    Cơm đồ

    Cơm đồ. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Không gian văn hóa Mường.

  9. Nhà sàn
    Nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột, cách mặt đất (hoặc mặt nước) một khoảng, thường thấy ở miền rừng núi hay trên các mặt hồ rộng.

    Nhà sàn

    Nhà sàn của người Ê-đê

  10. Lịch Đoi
    Cũng gọi là lịch tre hoặc lịch đá, một loại lịch cổ của người Mường. Lịch được đặt tên theo sao Đoi, cách người Mường gọi sao Thần Nông. Lịch Đoi gồm 12 thanh tre, mỗi thanh chỉ một tháng trong năm. Trên mỗi thanh khắc 30 vạch, mỗi vạch chỉ một ngày. So với dương lịch, lịch có ngày lùi 1, tháng tiến 3 (ví dụ ngày 9/10/2017 dương lịch trùng với ngày 8/1/2018) nên thường gọi là "ngày lui tháng tới." Lịch Đoi ngày nay hầu như chỉ được dùng trong các nghi thức tính ngưỡng.

    Lịch Đoi

    Lịch Đoi

  11. Tày
    Bằng (từ cổ).
  12. Mõ trâu
    Một loại đeo cho trâu bò ở các vùng rừng núi để dễ tìm kiếm. Mõ trâu thường là một khúc gỗ hoặc ống tre bịt hai đầu, trong treo vài khúc gỗ hoặc tre nhỏ, khi lắc qua lại những khúc này va vào thành mõ gây ra tiếng động.

    Trâu đeo mõ

    Trâu đeo mõ

  13. Câu này mô tả cuộc sống và văn hóa của dân tộc Mường.
  14. Dao phay
    Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.

    Dao phay dùng trong bếp

    Dao phay dùng trong bếp

  15. Dao bầu
    Loại dao to, mũi nhọn, phần giữa phình ra, thường dùng để chọc tiết lợn, trâu bò.

    Dao bầu

    Dao bầu

  16. Thịt nạc dao phay, thịt mỡ dao bầu
    Tùy loại thịt mà dùng loại dao thích hợp để thái.
  17. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  18. Bảy bồ cám, tám bồ bèo
    Nhiều công sức, nhất là công sức nuôi dưỡng.
  19. Lợn đầu, cau cuối
    Lợn lứa đầu là lợn tốt (hay ăn chóng lớn), cau cuối buồng thường to và chắc.
  20. Chợ Bản
    Chợ huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Có tên như vậy vì chợ được họp ở làng Bản Đanh, xã Định Long. Đây là một trong những chợ lớn nổi tiếng của Yên Định, chuyên trao đổi, bán mua nông sản, trâu bò, lợn gà, gia súc gia cầm cũng như các món ẩm thực đặc sản của vùng quê Yên Định. Chợ rất đông đúc, nên những gì đông đúc tấp nập thường được dân địa phương ví là "đông như chợ Bản."
  21. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).