Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  2. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  3. Dụng cụ đánh bắt tôm cá, gồm có một lưới, bốn góc mắc vào bốn đầu gọng để kéo.

    Kéo vó

    Kéo vó

  4. Thiên lý
    Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.

    Hoa thiên lý

    Hoa thiên lý

  5. Đỏ lửa, vàng chanh, xanh hoa lý
    Tiêu chuẩn màu xà cừ trong kỹ thuật khảm sen lọng.
  6. Rung
    Tiếng ì ầm của biển (phương ngữ Thanh Hóa).
  7. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Thần Nông
    Một vị thần của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nên văn minh Bách Việt. Theo truyền thuyết, ông sống cách đây khoảng hơn 5.000 năm và là người dạy người Việt trồng ngũ cốc, làm ruộng, chế ra cày bừa…
  9. Đâm cấu
    Giã gạo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Làm đĩ không xấu bằng đâm cấu ban ngày
    Vào vụ mùa, giã gạo (đâm cấu) là công việc nên làm ban đêm, để dành ban ngày cho những việc cần thiết, nặng nhọc hơn.
  11. Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.

    Nò cá (nò sáo)

    Nò cá (nò sáo)

  12. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  13. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  14. Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
    Tháng năm là tháng nóng nhất trong mùa hè, bò đẻ vào tháng này do nóng mà hay bị khát sữa, bê không có sữa bú thường dễ chết.
  15. Ra trông sao, vào trông núi
    Kinh nghiệm đi biển: để xác định phương hướng khi ra khơi thì dựa vào sao, khi về bờ thì dựa vào núi.
  16. Mướp đắng
    Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

    Mướp đắng

    Mướp đắng

  17. Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn
    Các kiểu thời tiết hợp với sự phát triển của từng loại quả.
  18. Bầu non ăn ngon hơn bầu già, ngược lại bí già ăn ngon hơn bí non.
  19. Vằng
    Cũng gọi là chè vằng, một loại cây bụi nhỏ mọc hoang, được dùng để pha nước uống hoặc sắc thuốc.

    Vằng

    Vằng

  20. Ngộ
    Gặp gỡ (từ Hán Việt).
  21. Mồng tơi
    Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.

    Mồng tơi

    Mồng tơi

    Hoa mồng tơi

    Hoa mồng tơi

  22. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  23. Răng đen
    Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

    "Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."

    Xem phóng sự về phong tục nhuộm răng và ăn trầu.

    Răng đen

    Răng đen

  24. Mãng cầu
    Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.

    Trái mãng cầu

    Trái mãng cầu