Sử kinh anh quyết giồi mài
Lòng em quyết chí đợi hoài duyên anh.
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Các lái buôn đường biển ngày trước có hai bài vè khá dài theo thể lục bát, kể tên những hòn đảo, cửa biển, rạn san hô, làng chài... dọc theo lộ trình của thuyền buôn, gọi là bài vè Thủy Trình, hoặc vè Các Lái. Bài kể từ Huế vào Sài Gòn gọi là Hát vô, bài kể từ Sài Gòn ngược trở ra gọi là Hát ra. Hai bài này có khá nhiều dị bản.
Anh về cho em về theo
Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn
Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu
Chàng đà phụ thiếp thiếp đâu phụ chàng
Không tới lui thì ra chỗ từ nan
Tới lui thì sợ miệng thế gian chê cười
Nguyện cùng nhau đất chín trời mười
Trăm năm không bỏ nghĩa người bạn ơi!
Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.
Bình luận