Nhứt ngôn trúng, vạn sự thành,
Mấy lời anh nói có đành hay không?
Toàn bộ nội dung
-
-
Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi
-
Nhiều tiền ăn thịt, ít tiền ăn nây
Dị bản
Nhiều tiền của tốt,
Ít tiền của xấuNhiều tiền mua thịt,
Ít tiền mua xương
-
Nhiều thợ ăn cây, nhiều thầy ăn bệnh
Nhiều thợ ăn cây,
Nhiều thầy ăn bệnh -
Nhiều tay vỗ nên bộp, có cột mới nên kèo
-
Nhiều no lòng, ít mát ruột
Nhiều no lòng, ít mát ruột.
-
Lóc xóc không bằng góc vườn
-
Tay cầm chiếc nón Dịch Đồng
-
Đồn rằng Tiên Lữ vui thay
-
Dù ai buôn đâu bán đâu
-
Nem chợ Sãi
Nem chợ Sãi,
Vải La Vang
Khoai Quán Ngang,
Dầu tràm Đại Nại
Mai phường Trúc
Nước độc Kim Giao
Gạo Phước Điền
Chiêng Sắc Tứ
Khoai từ Trà Bát
Quạt chợ Sòng
Cá bống Bích La
Gà Trà Lộc
Môn độn An Đôn
Tôm đồng Mai Lĩnh
Bánh ít Đạo Đầu
Trầu nguồn Khe Gió
Cỗ Trung Đơn
Thơm Bồ Bản
Nghệ vàng An Lộng
Xôi thống Hải Thành
Gạch Trí Bưu
Lựu Triệu Phước
…
Tối ăn khoai
Mai ăn sắn
Nắng Đông Hà
Đàn bà Hội Yên -
Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh
-
Mộc Tứ Xã, ngõa Hương Canh
Dị bản
-
Chớp ngã Cồn Tiên, mưa liền một trộ
-
Lúa chiêm là lúa chiêm bao
-
Muốn ăn cơm chăm
-
Võ cua võ còng
-
Nhà ta nghèo một gian, hai chái
-
Nhà bà đóng cửa bàn pha
-
Nhớ chi như cháo vạt giường
Chú thích
-
- Nhứt ngôn trúng, vạn sự thành
- Một lời đã nói đúng thì mọi chuyện đều thành công.
-
- Đành
- Ưng thuận (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thiên niên vạn đại
- Ngàn năm, vạn đời. Chỉ sự tồn tại lâu bền, vĩnh cửu.
-
- Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi
- Chỉ việc làm nhà, hiểu rộng ra thì có ý nghĩa tương tự câu "Tiền nào của nấy."
-
- Nây
- Thịt bụng của lợn, không ngon.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Lóc xóc không bằng góc vườn
- Hoa lợi từ vườn tược nhiều khi đem lại cuộc sống sung túc hơn là làm các nghề khác.
-
- Dịch Đồng
- Một làng nay thuộc xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Tiên Lữ
- Còn gọi là kẻ Chặng hay làng Chặng, nay là một xã ở phía nam của huyện Lập Thạch, tĩnh Vĩnh Phúc. Nơi đây được xem là một trong những nơi cư trú đầu tiên của người Việt từ thời các vua Hùng dựng nước. Bánh gạo rang là đặc sản của Tiên Lữ.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Chợ Giang xưa là chợ trâu, phiên chính vào ngày rằm hàng tháng, đông nhất vào rằm tháng tám.
-
- Sãi
- Một địa danh nay thuộc xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sãi là gọi theo chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, người đã cho lập nên vùng đất này. Tại đây có chợ Sãi nổi tiếng với món nem lụi.
-
- La Vang
- Địa danh nay thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Có giả thuyết cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ cây lá vằng (một loại cây có thể nấu làm nước uống), hoặc chỉ tiếng kêu la của người dân để xua đuổi thú dữ. Theo truyền thuyết của người Công giáo, dưới thời vua Cảnh Thịnh, triều Tây Sơn, Ðức Mẹ đã hiện ra tại đây. Vì thế, La Vang hiện nay được xem là một thánh địa Công giáo, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương.
-
- Quán Ngang
- Một địa danh thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
-
- Dầu tràm
- Loại dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn…
-
- Đại Nại
- Tên một làng cũ thuộc xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Hiện nay làng đã được sáp nhập với làng An Thái và làng Ba Khê thành một làng lớn là Đại An Khê.
-
- Phường Trúc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Phường Trúc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kim Giao
- Địa danh nay là một làng thuộc xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
-
- Phước Điền
- Địa danh nay thuộc xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
-
- Chùa Tịnh Quang
- Còn có tên là chùa Sắc Tứ, một ngôi chùa ở vùng núi phía tây nam làng Ái Tử, thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Đây là ngôi tổ đình duy nhất của tỉnh Quảng Trị thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, là biểu tượng tâm linh của Phật giáo Quảng Trị.
-
- Trà Bát
- Địa danh nay là làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-
- Chợ Sòng
- Một địa danh nay thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, cũng là tên một ngôi chợ ở đây. Chợ Sòng cùng với chợ phiên Cam Lộ từng là hai trung tâm thương mại sầm uất nhất Quảng Trị ngày trước. Theo Phủ biên tạp lục: Xã Phổ-lạc huyện Đăng-xương tục gọi là Chợ Sòng đấy là nơi đường thủy, đường bộ đến thâu tập lại, đi về tất phải qua lối ấy, tự chợ ấy theo con đường chính mà đi, qua cửa Điếu-ngao đến dinh Cát thì trong một trống canh.
-
- Bích La
- Địa danh nay là một làng ở xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nằm bên bờ Đông của sông Thạch Hãn. Đây là một ngôi làng cổ có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, nơi được coi là vùng đất "địa linh nhân kiệt."
-
- Trà Lộc
- Địa danh nay là một làng thuộc xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Làng có trằm (bàu nước) Trà Lộc, nay là một khu du lịch sinh thái có tiếng trong vùng.
-
- An Đôn
- Địa danh nay là một phường thuộc thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
-
- Mai Lĩnh
- Địa danh nay là một quận thuộc tỉnh Quảng Trị.
-
- Đạo Đầu
- Địa danh nay là một thôn thuộc xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-
- Trầu nguồn
- Loại trầu của đồng bào dân tộc trồng trên núi, có lá to, hương đậm.
-
- Khe Gió
- Địa danh thuộc địa phận xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Khe Gió vốn là một khe suối và một thung lũng nhỏ nằm giữa hai dãy núi cao chạy theo hướng đông, tạo nên một địa hình lòng máng hút gió từ sông Hiếu đổ về. Đây là một địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh.
-
- Trung Đơn
- Địa danh nay là một làng thuộc xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Bồ Bản
- Địa danh nay là một làng thuộc xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-
- An Lộng
- Địa danh nay là một làng thuộc xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-
- Xôi thống
- Một loại xôi đặc sản ở xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xôi làm từ loại nếp rất thơm, khi ăn có vị ngọt.
-
- Hải Thành
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xuất hiện trên bản đồ nhà Nguyễn khoảng đầu thế kỷ 19, hiện nay Hải Thành còn lưu giữ một vài truyền thống như lễ cúng thần hoàng, lễ chạp mã làng, chạp mã họ, lễ đua ghe...
-
- Trí Bưu
- Tên một làng nay thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị. Làng có tên cũ là Cổ Bưu (gọi trại là Cổ Vưu), do trước đây có một nhà trạm để lo việc chuyển nhận thư từ và công văn từ triều đình.
-
- Triệu Phước
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-
- Đông Hà
- Địa danh nay là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị.
-
- Hội Yên
- Địa danh nay là một làng thuộc xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
-
- Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh
- Tên lò làm ngói có tiếng ở Hương Canh và một quán bánh đúc ngon ở làng Đinh Xá (theo Địa chí Vĩnh Phúc).
-
- Tứ Xã
- Bốn làng nổi tiếng nghề mộc, nay thuộc địa phận xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Xuân Lãng, Yên Lan, Hợp Lễ, Minh Lương.
-
- Ngõa
- Ngói (từ Hán Việt). Thợ ngõa là thợ chuyên nghề lợp ngói nhà.
-
- Hương Canh
- Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.
-
- Ba Làng
- Ba làng nổi tiếng nghề thợ xây nay thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Tiên Canh, Hương Canh, Ngọc Canh.
-
- Cồn Tiên
- Địa danh nay thuộc xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những mặt trận ác liệt trong chiến tranh Việt Nam.
-
- Trộ
- Trận (phương ngữ).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Chạp
- Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Chái nhà
- Phần mở rộng bên trái hoặc phải của nhà chính, thường để chứa tạm nông sản hoặc nông cụ.
-
- Nhà lá mái
- Một kiến trúc nhà ở truyền thống và độc đáo chỉ thấy ở các tỉnh từ Quảng Trị trở vào Phú Yên, đặc biệt là Bình Định. Vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, tranh, đất... nhưng rất bền. Mái, vách nhà đều có hai lớp nên mát mẻ vào hè và ấm áp vào đông. Giàn cột, kèo, xiên, trính… đều sử dụng danh mộc như lim, sơn, sầm ná, xay, mít ... được chạm trổ hoa lá, chim thú rất công phu và thẩm mĩ. Quá trình xây nhà thường mất từ 2-3 năm. Nhà lá mái hiện vẫn còn rải rác ở miền Trung nhưng đều ở trong tình trạng bảo quản kém.
-
- Cửa bàn pha
- Loại cửa của nhà lá mái Bình Định, gồm nhiều cánh có thể tháo lắp được. Nửa bên dưới của cửa bàn pha làm bằng tre hoặc gỗ, bên trên là hệ thống con lơn đẩy qua lại để điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng.
-
- Cháo vạt giường
- Loại cháo đặc sản của tỉnh Quảng Trị, nấu bằng sợi bột gạo thái thành thẻ nhỏ như vạt giường (vì vậy thành tên) và cá tràu. Gọi là cháo nhưng món ăn này không sền sệt mà lõng bõng sợi vạt giường và nước dùng. Cháo có vị ngọt thơm của cá, bùi ngậy của hành phi xen lẫn vị ngọt của bột, cay của ớt.
-
- Nén
- Còn gọi là hành tăm, một loại cây thuộc họ hành tỏi, thân nhỏ, mọc thành bụi, củ màu trắng có vỏ bao bọc. Lá và củ nén có tác dụng giải cảm tốt.