Toàn bộ nội dung
-
-
Cây đa rụng lá đầy đình
Cây đa rụng lá đầy đình,
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu. -
Cô kia cắt cỏ bên sông
-
Em về anh mượn khăn tay
Em về anh mượn khăn tay
Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên. -
Yêu nhau chẳng ngại đường xa
-
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
-
Năm con ngựa bạch sang sông
-
Ra đường trông thấy tơ người
Ra đường trông thấy tơ người
Về nhà trông thấy chỉ tôi tôi buồn. -
Ru con con ngủ cho lâu
Ru con, con ngủ cho lâu
Để mẹ đi cấy ruộng sâu chưa về
Ru con, con ngủ cho mê
Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày
Ru con, con ngủ cho say
Mẹ còn vất vả chân tay ngoài đồng
Ru con, con ngủ cho nồng
Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người -
Ru con con ngủ cho lành
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng .Dị bản
-
Nghèo mà hay chữ thì hơn
-
Em là con gái đồng trinh
-
Có chồng đêm có đêm đừng
-
Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta. -
Những người thắt đáy lưng ong
Những người thắt đáy lưng ong
Ðã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Những ngưòi béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày -
Chớ nghe quân tử nỉ non
Dị bản
Chớ nghe quân tử ỉ òn
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.
-
Trăng lên nhu nhú đầu non
Trăng lên nhu nhú đầu non
Số em là số sớm con muộn chồng. -
Lấy chồng ăn những của chồng
Lấy chồng ăn những của chồng
Ăn hết con mắt, khoét lòng con ngươi -
Tưởng rằng má phấn môi son
Tưởng rằng má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng môi mòn hỡi em -
Cây chanh lại nở hoa chanh
Cây chanh lại nở hoa chanh
Ðể con bướm trắng bay quanh cả ngày
Chú thích
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Ngựa bạch
- Ngựa trắng.
-
- Bành
- Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Quản tượng
- Người trông nom và điều khiển voi (từ Hán Việt).
-
- Sơn son thếp vàng
- Sơn màu đỏ và dát vàng mỏng lên với mục đích trang trí.
-
- Đồng trinh
- Con trai hoặc con gái chưa có gia đình (đồng: trẻ con, trinh: còn tân, chưa ăn nằm với người khác phái).
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Nằm dưng
- Nằm không, nằm một mình.