Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Để con bắt ốc hái xoài mẹ ăn
Toàn bộ nội dung
-
-
Cái bống là cái bống bang
-
Làm ít ăn ít có dư
-
Không sơn mà đỏ
-
Vừa bằng cái vung
-
Vừa bằng cái nong, cả làng đong không hết
-
Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng
-
Vè chim chóc
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè chim chóc
Hay moi hay móc
Vốn thiệt con dơi
Thấy nắng thì phơi
Là con Diệc mốc
Lặn theo mấy gốc
Là chim Thằng Chài
Lông lá thật dài
Là con chim Phướn
Rành cả bốn hướng
Là chim Bồ Câu
Giống lặn thật lâu
Là con Cồng Cộc
Ăn táp sồng sộc
Là con chim Heo … -
Gió đưa liễu yếu, mai oằn
-
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Anh với em bề ngang cũng xứng, bề đứng cũng vừa
Bởi tại cha với mẹ kén lừa sui giaDị bản
-
Gió đưa gió đẩy mây mưa
Gió đưa gió đẩy mây mưa
Gặp đâu hay đó, kén lừa mà chi -
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun xới cho mày, mày ăn?Dị bản
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
-
Thế gian lắm kẻ mơ màng
Thế gian lắm kẻ mơ màng
Thấy hòn son thắm ngỡ vàng trời choDị bản
Thế gian nhiều kẻ mơ màng
Trông thấy gạch thắm tưởng vàng mừng reo
-
Xương sườn xương sống
-
Thế gian chuộng của, chuộng công
-
Lạy trời mưa xuống
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy nếp nấu xôi
Lấy vôi ăn trầu
Lấy bậu về ôm
Lấy nơm đơm cá
Lấy rá vo gạo
Lấy dao thái thịt
Lấy liếp làm nhà
Lấy hoa về cúng … -
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người -
Rượu lạt uống lắm cũng say
Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm -
Rượu ngon bất luận be sành
-
Thành đổ đã có chúa xây
Chú thích
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Phướn
- Còn gọi là phượng hoàng đất, một loài chim có đuôi rất dài.
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Cú mèo
- Một loài cú có mắt giống mắt mèo nên có tên vậy. Loài này cũng có tên là cú lợn vì có tiếng kêu giống tiếng lợn. Theo tín ngưỡng dân gian, cú mèo mang lại điềm xui xẻo.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Nuốt lống
- Nuốt không cần nhai.
-
- Người không
- Người lười biếng, ăn không ngồi rồi.
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Liếp
- Tấm mỏng đan bằng tre nứa, dùng để che chắn.
-
- Bất luận
- Không kể.
-
- Be
- Bình đựng rượu, làm bằng sành, sứ hoặc đá quý, bầu tròn, cổ dài và hẹp.
-
- Chúa
- Chủ, vua.