Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Trốc
    Đầu, sọ (phương ngữ).
  2. Hương nhu
    Một loại cây nhỏ, thân thảo. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hoặc hình trứng, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông. Toàn thân có mùi thơm nên tinh dầu được dùng để ướp tóc. Ở nước ta có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.

    Hương nhu

    Hương nhu

  3. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  4. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  5. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  6. Rung
    Tiếng ì ầm của biển (phương ngữ Thanh Hóa).
  7. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Mụt
    Cây non mới nhú, thường dùng cho măng (mụt măng).
  10. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  11. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Cát nhòn
    Cát bị nước nên vón lại.
  14. Hạ giới
    Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
  15. Ngọc Hoàng Thượng Đế
    Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.

    Hình tượng Ngọc Hoàng

    Hình tượng Ngọc Hoàng

  16. Thiên Lôi
    Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
  17. Thủy Tế
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thủy Tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  18. Viền
    Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  19. Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
  20. Đánh nhau chia gạo, chào nhau chia cơm
    Người ta luôn sẵn sàng tranh đấu quyết liệt để đòi sự công bằng về vật chất (chia gạo), nhưng sau khi đã xác lập quyền sở hữu rồi thì lại sẵn sàng chia sẻ cho người khác (chia cơm).
  21. Thần Nông
    Một vị thần của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nên văn minh Bách Việt. Theo truyền thuyết, ông sống cách đây khoảng hơn 5.000 năm và là người dạy người Việt trồng ngũ cốc, làm ruộng, chế ra cày bừa…