Đánh đề không lộn ăn lồn trẻ con
Toàn bộ nội dung
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Gần chùa gọi Bụt bằng anh
Gần chùa gọi Bụt bằng anh
-
Anh nhiêu đi học không thầy
-
Đời mạt kiếp sao anh không thấy
Đời mạt kiếp sao anh không thấy
Phỉnh phờ anh nó nói giàu sang
Xui anh vào lính Tây bang
Để cho chúng nó ngủ an trên lầu
Anh ơi phú quý về đâu
Thân mình khổ cực bù đầu tóc xơ
Anh mau về lúc bây giờ
Ở nhà cha đợi mẹ chờ em trông -
Chưa chồng thì liệu đi nghe
-
Ao rộng thì lắm ốc nhồi
-
Nhức trốc buộc hương nhu
-
Trông chờ đèn tắt bếp vùi
-
Chàng ràng bắt cá hai tay
-
Thương ai thương mãi thế ni
-
Rung kêu đàng nam, cá vàng cá bạc
-
Mẹ anh con người thế răng
-
Anh về cho em về theo
Anh về cho em về theo
Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn -
Ở đây ăn bát rau chành
-
Người sao như chỉ thêu màn
-
Trên trời có cả cầu vồng
Trên trời có cả cầu vồng,
Có cái mống cụt đằng đông sờ sờ. -
Cưới em ba họ nhà Trời
-
Thường khi đi nhớ về thương
-
Đói cơm còn hơn no rau
Đói cơm còn hơn no rau
-
Đánh nhau chia gạo, chào nhau chia cơm
Chú thích
-
- Nhiêu
- Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Ốc nhồi
- Còn gọi là ốc đồng, điền loa, loại ốc hay gặp ở các ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du. Ốc nhồi có vỏ tương đối lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hoặc nâu đen, mặt trong hơi tím. Lỗ miệng dài hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, có 5,5 - 6 vòng xoắn, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông, các vòng xoắn trên nhỏ dần, vuốt nhọn dài. Ốc nhồi là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn dân dã như ốc xào, bún ốc, canh ốc hay những món đặc sản: ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng, ốc nhồi hấp sả.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Hương nhu
- Một loại cây nhỏ, thân thảo. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hoặc hình trứng, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông. Toàn thân có mùi thơm nên tinh dầu được dùng để ướp tóc. Ở nước ta có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Rung
- Tiếng ì ầm của biển (phương ngữ Thanh Hóa).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mụt
- Cây non mới nhú, thường dùng cho măng (mụt măng).
-
- Rau chành
- Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mâm gành cỗ gơ
- Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cát nhòn
- Cát bị nước nên vón lại.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Thủy Tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thủy Tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Viền
- Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ví
- Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Đánh nhau chia gạo, chào nhau chia cơm
- Người ta luôn sẵn sàng tranh đấu quyết liệt để đòi sự công bằng về vật chất (chia gạo), nhưng sau khi đã xác lập quyền sở hữu rồi thì lại sẵn sàng chia sẻ cho người khác (chia cơm).