Khi say một chén cũng say
Khi nên tình nghĩa một ngày cũng nên
Toàn bộ nội dung
-
-
Khi xưa ai cấm duyên bà
-
Bà già đeo bị hạt tiêu
Bà già đeo bị hạt tiêu
Sống bao nhiêu tuổi nhiều điều đắng cay -
Nước non lận đận một mình
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?Dị bản
Nước non lận đận một mình
Thương em lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho sông kia cạn, đọa đày thân em.
-
Bởi thương nên ốm nên gầy
-
Ngày xưa em ở trong nôi
-
Dinh Trấn Biên rừng xanh đất đỏ
-
Chớ lo rằng muộn công danh
Chớ lo rằng muộn công danh
Khoa này chẳng đỗ để dành khoa sau. -
Chẳng làm người bảo rằng ươn
Chẳng làm người bảo rằng ươn
Làm thì xương sống xương sườn phơi ra. -
Chê sông mà uống nước bàu
Dị bản
-
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho tôi bằng lòng. -
Cười người ngó lại sau vai
Cười người ngó lại sau vai
Coi mình trong sạch hơn ai mà cười. -
Trăng kia chớ ỷ mình cao
-
Bấy nay trèo ải trèo non
Dị bản
Một ngày mấy lượt trèo cau,
Lấy gì làm đẹp, làm giòn, hở anh?
-
Chì khoe chì nặng hơn đồng
-
Anh ơi, đừng vạch vách, bẻ rào
– Anh ơi, đừng vạch vách, bẻ rào
Vườn quê mới lập, quả đào còn non
– Anh muốn vô bẻ trái đào non
Chờ cho đúng lúc, biết còn hay khôngDị bản
Anh đừng vạch lá phá rào
Vườn em mới lập, lựu đào còn non
-
Củi mục bà để trong rương
-
Anh đi em có dặn rằng
Anh đi em có dặn rằng
Đâu hơn anh lấy đâu bằng chờ em. -
Thân em cúc mọc bờ rào
Thân em cúc mọc bờ rào
Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông -
Của mình thì giữ bo bo
Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn.
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ba trăng
- Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
-
- Đôi
- Ném, liệng (phương ngữ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dinh Trấn Biên
- Tên của một đơn vị hành chính quân sự thuộc phủ Gia Định, tồn tại từ năm 1698 đến năm 1808, sau được đổi tên thành trấn Biên Hòa, vùng này chính là tiền thân của đất Đồng Nai ngày nay (lưu ý phân biệt với dinh Trấn Biên ở Phú Yên).
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ỷ
- Dựa, cậy.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Đào tơ
- Do tiếng Hán Đào yêu, tên một bài thơ trong Kinh Thi, trong có đoạn:
Đào chi yêu yêu,
Hữu phần kỳ thực.
Chi tử vu quy,
Nghi kỳ gia thất.Tạ Quang Phát dịch:
Đào tơ mơn mởn tươi xinh,
Trái đà đơm đặc đầy cành khắp cây.
Theo chồng, nàng quả hôm nay.
Ấm êm hòa thuận nồng say gia đình.Văn học cổ thường dùng những chữ như đào non, đào tơ, đào thơ, đào yêu... để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.