Buôn Ngô buôn Tàu không giàu bằng buôn hà tiện
Dị bản
Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện
Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện
Đêm qua bước chân lên trời
Lạc đường lạc ngõ gặp người cung tiên
Ước gì duyên sẽ bén duyên
Cho duyên cõi thọ thành duyên cõi trần
Dạ buồn chân bước phân vân
Trời xui anh thẳng tới sân tơ hồng
– Ông Tơ ông có nhà không
Ông ra xua chó tôi cùng với nao!
Tơ duyên ông cất nơi nào
Cất trong chum quả hay vào ao sen?
Người nào trái kiếp lỡ duyên
Thì ông xe lại cho liền một đôi
Còn như cô ấy với tôi
Thì ông xe thẳng làm đôi vợ chồng.
Đã liều lụa ế bán cho,
Còn chê khổ hẹp, đòi đo thước dài
Mẹ già như bắp khô bao,
Sao anh không kiếm nơi nào đỡ tay
Mẹ đánh một trăm không bằng cha hăm một tiếng
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Mẹ để lồn thì mát,
Con để lồn thì vừa tát vừa mắng
Mẹ để lồn thì mát
Con để lồn thì vừa phát vừa đánh
Mẹ để lồn thì mát
Con để lồn thì cát bay vô
Ai về Phú Lộc gửi lời
Thư này một bức nhắn người tri âm
Mối tơ chín khúc ruột tằm
Khi tháng tháng đợi khi năm năm chờ
Vì tình ai lẽ làm lơ
Cắm sào quyết chí đợi chờ bến xuân
Ước sao chỉ Tấn tơ Tần
“Sắc cầm hòa hợp” lựa vần “quan thư”
Đôi bên ý hiệp lòng ưa
Đắp đền công thiếp lại vừa lòng anh
Thiếp thời tần tảo cửi canh
Chàng thời nấu sử sôi kinh kịp thì
Một mai chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi có đề tên anh
Rõ đồ phản Trụ đầu Châu,
Ăn cơm của Phật đốt râu thầy chùa.
Ai biết có sống đến mai mà để củ khoai đến mốt
Học trò, học trẹt
Đánh bẹt ra mo,
Chó chẳng dọn cho,
Học trò dọn lấy!
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
Chàng dù nghĩ đến tình xa
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
(Truyện Kiều)
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.