Người yêu ta để trên cơi
Nắp vàng đậy lại, để nơi giường thờ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thì thấy, dậy sờ thì không!
Toàn bộ nội dung
-
-
Đôi chim se sẻ ăn rẽ đường cày
Đôi chim se sẻ ăn rẽ đường cày
Đôi ta thương vội ít ngày rồi thôi -
Thương nhau chẳng biết làm sao
-
Thân em như tấm mít xơ
Thân em như tấm mít xơ
Chó chê không cạp, ai ngờ anh thương! -
Thân em đã xác như vờ
Dị bản
-
Nào khi anh dỗ chẳng nghe
-
Công anh đắp đập be bờ
Dị bản
-
Anh thương em đừng cho ai biết
Anh thương em
Đừng cho ai biết
Đừng cho ai hay
Đừng cho ai biểu, ai bày
Thâm thâm dìu dịu, mỗi ngày mỗi thương
Nước mía trong cũng thắng thành đường
Anh thương em thì anh biết chớ thói thường biết đâu?Dị bản
Anh thương em đừng cho ai biết, đừng cho ai hay
Đừng cho ai biểu, đừng cho ai bày
Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước dưới sông ai sá dễ đong lường
Bạn có thương ta bạn biết chớ thói thường có biết đâu?
-
Kể từ mộ lính đi Tây
-
Đò đưa tới bến đò ngừng
Đò đưa tới bến đò ngừng
Bạn thương ta buổi trước, nửa chừng phải thương luôn. -
Ai về An Đại nhắn lại vài lời
-
Truyện Kiều anh giảng đã tài
-
Ông trời đội mũ đi chơi
-
Bấy lâu em vắng đi đâu
-
Thấy em cũng muốn làm quen
-
Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm
-
Con gái mà đứng éo le
-
Hai người đứng giữa cội cây
-
Trèo lên cây thuốc cao tàu
-
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Một con cá lội mấy người thả câu
Anh về xẻ gỗ bắc cầu
Non cao anh vượt biển sâu anh dò
Bây giờ sao chẳng bén cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi
Chú thích
-
- Cơi
- Đồ dùng thường bằng gỗ, thường có nắp đậy, dùng đựng các vật lặt vặt hoặc để đựng trầu.
-
- Trẫm
- Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
-
- Vờ
- Còn gọi là con vờ vờ, con phù du, một loại côn trùng có cánh chỉ sống trong khoảng vài phút tới vài ngày sau khi đã trưởng thành và chết ngay sau giao phối và đẻ trứng xong. Điều đáng ngạc nhiên là ấu trùng vờ lại thường mất cả năm dài sống trong môi trường nước ngọt để có thể trưởng thành. Khi chết, xác vờ phơi trên các bãi sông hoặc trên mặt nước, bị các loài cá ăn thịt. Từ đó có thành ngữ "Xác như (xác) vờ, xơ như (xơ) nhộng" để chỉ sự rách nát, cùng kiệt.
-
- Chạy như cờ lông công
- Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc (có nguồn nói cờ làm bằng lông gà, lông công là nói cho vần hoặc là từ láy). Chạy như cờ lông công là chạy như người lính trạm cầm cờ lông công, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp, ngày nay chỉ việc chạy tất tả ngược xuôi.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Đập
- Con đường đắp ngang để chắn nước.
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Thắng đường
- Một công đoạn trong quá trình nấu đường từ mía. Nước mía được đun sôi cho bốc hơi, dần dần đặc quánh, dẻo, sau đó được đổ ra bát, đông lại trở thành đường bát.
-
- Mộ
- Tuyển.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- An Đại
- Tên một thôn nay thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Mã
- Con ngựa (từ Hán Việt).
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).