Hỡi anh làm thợ nơi nao
Để em gánh đục, gánh bào đi theo
Cột queo anh đẽo cho ngay
Anh bào cho thẳng, anh xoay một bề
Bốn cửa chạm bốn con nghê
Bốn con nghê đực chầu về xứ Đông
Bốn cửa chạm bốn con rồng
Ngày thời rồng ấp tối thời rồng leo
Bốn cửa chạm bốn con mèo
Đêm thời bắt chuột, ngày leo xà nhà
Bốn cửa chạm bốn con gà
Đêm thì gà gáy, ngày ra bới vườn
Bốn cửa chạm bốm con lươn
Ngày thì chui ống tối trườn xuống ao
Bốn cửa chạm bốn con dao
Chăm thì liếc sắc, chăm chào thì quen
Bốn cửa chạm bốn cây đèn
Ngày thì đèn tắt tối thì đèn chong
Bốn cửa chạm bốn cái cong
Để em gánh nước tưới hồng tưới hoa
Ngày mai khi anh về nhà
Trăm năm em gọi anh là chồng em
Toàn bộ nội dung
-
-
Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Dị bản
Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo nuôi conAnh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo đợi anhAnh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ cơ nghèo mẹ cha
-
Nhỏ còn thơ dại biết chi
-
Em ơi chớ lấy quân buôn
Em ơi chớ lấy quân buôn
Khi vui nó ở, khi buồn nó đi -
Bán hàng thì bán sớm mai
-
Bút Nam Tào, dao thầy thuốc
-
Bữa nay lựu lại gặp đào
-
Buồn trông chênh chếch sao mai
-
Buồn chiều buồn cả sáng mai
Buồn chiều, buồn cả sáng mai
Một ngày đằng đẵng là hai cơn buồn -
Chăn đơn, gối chiếc lạnh lùng
Chăn đơn, gối chiếc lạnh lùng
Nửa mình thì đắp, nửa phòng tình nhân -
Quan làng Sọ như lọ Thổ Hà
-
Vạn Vân có bến Thổ Hà
-
Cái sảy nảy cái ung
Cái sảy nảy cái ung
-
Cạn tàu ráo máng
Cạn tàu ráo máng
-
Thấy người sang bắt quàng làm họ
Thấy người sang bắt quàng làm họ
-
Giòn cười tươi khóc
Giòn cười tươi khóc
-
Già đòn non nhẽ
-
Tay đánh trống, mồm hò làng
Tay đánh trống
Mồm hò làng -
Tháng giêng là tháng ăn chơi
-
Vừa ăn cắp vừa la làng
Vừa ăn cắp vừa la làng
Chú thích
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Bào
- Đồ dùng nghề mộc, gồm hai lưỡi thép đặt trong khối gỗ, hai bên có tay cầm, dùng để làm nhẵn mặt gỗ. Động tác sử dụng bào cũng gọi là bào. Những việc đau lòng cũng được ví von là xót như bào, ruột xót gan bào...
-
- Queo
- Cong, bị biến dạng.
-
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Rồng ấp
- Hay rồng phủ, giao long (交龍), một loại họa tiết cổ thường thấy trong các kiến trúc thời Lý, Trần, có hình hai con rồng quấn nhau hay đuôi xoắn vào nhau.
-
- Liếc
- Miết đi miết lại lưỡi dao vào đá mài hoặc vật cứng để dao sắc hơn.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Rế tai bèo
- Loại rế đan bằng mây, có vành giống như tai bèo.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Nam Tào
- Vị tiên trông coi bộ sổ sinh của con người ở trần gian, tức sổ những người được sinh ra đời, gọi là sổ Nam Tào (theo điển tích xưa và theo một số tín ngưỡng dân gian).
-
- Dao cầu
- Loại dao của thầy thuốc, dùng để cắt thuốc. Nghề thầy thuốc trước đây vì thế cũng được gọi là nghề "dao cầu."
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Phù Lỗ
- Tên Nôm là làng Sọ, một ngôi làng nay thuộc địa phận xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tại đây có đền Sọ, thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hát, hai danh tướng của Triệu Quang Phục, tức Triệu Việt Vương sau này.
-
- Thổ Hà
- Một ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có nghề truyền thống là làm gốm, nung vôi và làm bánh đa nem.
-
- Làng Vân
- Cũng gọi là Vạn Vân, tên dân gian của làng Vân Xá, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng Vân nổi tiếng với rượu Làng Vân, loại rượu nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng với men rượu bí truyền.
Rượu làng Vân lung linh men ngọt
Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa
Những chàng trai say suốt cả mùa
(Hà Nội, phố - Phan Vũ).
-
- Đá nát nung vôi
- Vôi cục được làm từ đá vôi bằng cách bỏ vào lò nung. Vôi ăn trầu được làm từ vôi cục hòa với nước (vôi tôi) để lâu. Theo tục ăn trầu, vôi càng nồng càng ngon.
-
- Già đòn non nhẽ
- Bị đánh thật đau thì nhụt chí, hết cãi lời lý lẽ.
-
- Nằm bãi
- Ra bờ biển nằm đợi bắt đồi mồi cái lên đẻ trứng.