Chịu oan mang tiếng bán vàm
Bán vàm tôi bán điếm đàng tôi không
Toàn bộ nội dung
-
-
Chơi với quan viên Kẻ Vẽ, không còn cái bát mẻ mà ăn
-
Khi vui ngồi xuống bàn cờ
-
Trăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Trăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Tiếng em ở chợ sao khờ bán buôn -
Má ơi con vịt chết chìm
-
Trời gầm, mưa lớn anh ơi
-
Việc mình không lo, đi lo ông đò khát nước
Việc mình không lo, đi lo ông đò khát nước
-
Thừa giấy vẽ voi
Thừa giấy vẽ voi
-
Thần hồn nát thần tính
Thần hồn nát thần tính
-
Tấc đất tấc vàng
-
Sức dài vai rộng
Sức dài vai rộng
-
Rung cây nhát khỉ
Rung cây nhát khỉ
-
Rồng đến nhà tôm
Rồng đến nhà tôm
-
Quan trên tống trát về làng
-
Em thấy anh có một mẹ già
Em thấy anh có một mẹ già
Để em vô phụ trong nhà được không? -
Sông dài, cá lội phủ phê
-
Độc huyền nhỏ tiếng kêu thanh
-
Em đây quyết noi gương chị Nguyệt Nga
-
Em như trái phật thủ khác gì
-
Ngó lên trời thấy trời cao không thấu
Chú thích
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
-
- Dở dương
- Dở dang.
-
- Chẽ
- Nhánh của một buồng, một chùm, như chẽ lúa, chẽ cau...
-
- Cá lìm kìm
- Còn gọi là cá kìm hay cá nhái, tên chung của những loài cá có thân hình thuôn dài với đặc trưng là mỏ kéo dài ra như cái kìm (xem ảnh). Cá lìm kìm có nhiều loài khác nhau, một số loài sống ở nước ngọt (sông, hồ), một số loài khác lại sống ở nước lợ hay nước mặn. Cá lìm kìm nước ngọt trong hình dưới đây có thân màu trắng trong, dài từ 5 đến 10 milimet. Những loài khác sống ở nước mặn (biển) hay nước lợ có kích thước lớn hơn. Cá lìm kìm nước ngọt là loài cá rất dễ gặp ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở sông, hồ, mương kênh hay ao nào ta cũng có thể dễ dàng thấy chúng nếu để ý quan sát kỹ.
-
- Đụt
- Trú mưa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tấc
- Đơn vị cũ đo diện tích ruộng đất, bằng một phần mười thước, tức bằng 2,4 mét vuông (tấc Bắc Bộ), hoặc 3,3 mét vuông (tấc Trung Bộ).
-
- Trát
- Giấy truyền lệnh của quan lại ngày xưa. Từ chữ Hán 札 nghĩa là cái thẻ, vì ngày xưa không có giấy nên mọi mệnh lệnh muốn truyền đạt phải viết vào miếng gỗ nhỏ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phù trợ gia cư
- Giúp đỡ, coi sóc việc nhà (chữ Hán).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Tùng bá
- Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
-
- Lựu lê
- Cây lựu và cây lê, hình ảnh ước lệ thường thấy trong văn chương cổ, ở để chỉ người con gái.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Phật thủ
- Một loại cây có quả thường được dùng để chưng trong dĩa trái cây cúng, đôi khi dùng thay cho chanh hoặc bưởi trong chế biến món ăn, làm mứt, trồng làm chậu kiểng, và làm thuốc Đông y. Phật thủ có nghĩa là bàn tay Phật. Quả phật thủ được cho là mang lại may mắn và tuổi thọ.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.