Chồng chung khó lắm ai ơi!
Ai bước chân vô đó,
Không ăn ngồi được mô!
Quyền bán với quyền mua
Thời là em không có,
Đâm gạo với xay ló,
Thời là em đã có phần,
Đập đất với khiêng phân,
Đâm xay, rồi nấu nướng.
…
Gẫm như bọn người ở,
Chỉ sáu tháng thời thôi,
Cái thân em ở đời,
Hỏi làm sao chịu được?
Chồng sai đi múc nước,
Vợ bảo lấy que tăm.
Trải chiếu toan đi nằm,
Đọi dì hai chưa rửa …
Toàn bộ nội dung
-
-
Thằng trọc mà ăn canh măng
Thằng trọc mà ăn canh măng
Đánh rắm đánh rít thối hoăng cả chùa
Bà vãi vác gậy đi khua
Mồ cha thằng trọc ở chùa bà chi! -
Ngoài miệng thì tụng nam mô
Dị bản
Ngoài bụng thì tụng nam mô
Trong lòng thầm đặt một bồ dao găm
-
Có người rủ thiếp đi tu
-
Phen này quyết chí đi tu
-
Ông sư là ông sư hinh
-
Nam mô bồ tát bồ hòn
-
Trống chùa mất mặt còn tang
Trống chùa mất mặt còn tang
Ông sư mất vợ còn đang đi tìm -
Trong ba mươi sáu đường tu
Trong ba mươi sáu đường tu
Đường nào phú quý phong lưu thì làm -
Ông sư ăn đỗ trộn kê
-
Công danh hai chữ tờ mờ
-
Tìm vàng tìm bạc còn ra
Tìm vàng tìm bạc còn ra
Em ơi tìm mẹ tìm cha khó tìm -
Thức lâu mới biết đêm trường
Thức lâu mới biết đêm trường
Nuôi con, ta mới biết thương mẹ già -
Khó nghèo củi núi rau non
Khó nghèo củi núi rau non
Nuôi cha nuôi mẹ, cho tròn đạo con -
Em ở nhà báo hiếu mẹ thầy
-
Nàng ơi, anh quyết với mình
-
Trời sinh cái cửa ra vào
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc con gái tốt mà cái bím bầu không lông -
Khuyên em chớ giận anh chi
Khuyên em chớ giận anh chi
Thoa son, giồi phấn, rồi đi chụp hình -
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không thành chồng vợ cũng đón đưa trọn niềm
Chú thích
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Ngũ giới
- Năm điều răn không được làm của nhà Phật, gồm có: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không nghiện ngập.
-
- Chùa Hồ Sen
- Một ngôi chùa dựng trên miếng đất nổi giữa hồ Bảy Mẫu, Hà Nội, ngày nay không còn.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Tràng hạt
- Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Quýt hôi
- Một giống quýt thường trồng ở miền núi, cây to, khỏe, quả có vỏ màu vàng tái, bóng, bóc ra có mùi hắc, ruột chua.
-
- Công danh
- Sự nghiệp, địa vị và tiếng tăm trong xã hội (từ Hán Việt).
Sao bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai dứt lối nào cho qua
(Truyện Kiều)
-
- Hiếu
- Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.