Đá mèo quèo chó
Toàn bộ nội dung
-
-
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
-
Chó chực chuồng chồ
-
Chó ông thánh cắn ra chữ
-
Chạy như chó phải pháo
-
Chó chạy ruộng khoai
-
Chó ăn vã mắm
-
Chó cùng cắn giậu
-
Nhất chó bốn đeo, nhì mèo tam thể
-
Đầu làng trống đánh ra rả
-
Bốn chị đứng ở một bên
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Một cái lồn có bốn sợi lông
-
Bốn ông rinh một hòn đá
-
Trong hang trong hốc
-
Chín vẩy, chín vi, chín kỳ, chín mắt
-
Trông ra chính thực con trâu
-
Thanh tân vui thú giang hà
-
Cha ở La Mã, mẹ ở Hoa Lư
-
Đục rồi cất, cất rồi đục
-
Sông tròn vành vạnh, nước lạnh như tờ
Chú thích
-
- Chuồng chồ
- Nhà xí.
-
- Chó chực chuồng chồ
- Chỉ sự đê tiện, nhục nhã vì miếng ăn.
-
- Chó ông thánh cắn ra chữ
- Thơm lây, có uy tín nhờ người khác.
-
- Pháo
- Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhNăm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.
-
- Chó chạy ruộng khoai
- Lông bông, không mục đích.
-
- Chó ăn vã mắm
- Chỉ sự chửi bới, tranh giành nhau.
-
- Giậu
- Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn.
-
- Huyền đề
- Móng thừa ở chân chó, cũng gọi là móng treo hoặc móng đeo. Chó có móng này gọi là chó huyền đề.
-
- Mèo tam thể
- Mèo có bộ lông mang ba màu sắc khác nhau ở ba vùng riêng biệt, thông thường là các màu vàng/nâu vàng/đỏ, đen/nâu đen và trắng.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thành hoàng
- Cũng gọi là thần hoàng, vị thần được thờ trong các đình làng ở nước ta, được cho là người phù hộ, giúp đỡ cho làng đó. Thành hoàng có gốc từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Theo sách Việt Nam phong tục, mỗi làng phụng sự một vị Thành hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng Đẳng Thần, Trung Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần.
-
- Vi
- Vây.
-
- Kì
- Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
-
- Trai
- Tên chung chỉ các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ. Ở các vùng Khánh Hòa, Phan Thiết, Hoàng Sa... người ta thường nuôi loài trai ngọc để lấy ngọc trai.
-
- La Mã
- Một nền văn minh kéo dài thế kỷ thứ ́8 TCN cho thế kỷ thứ 5 CN, bao gồm các thời kỳ Vương quốc La Mã, Cộng hoà La Mã và Đế quốc La Mã. Nền văn minh La Mã có vai trò rất lớn trong việc tạo nên chính quyền, luật pháp, chính trị, kỹ nghệ, nghệ thuật, văn chương, kiến trúc, công nghệ, chiến tranh, tôn giáo, ngôn ngữ, và xã hội hiện đại.
-
- Hoa Lư
- Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam, tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, hiện thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình.
-
- La
- Một giống đông vật được lai giữa ngựa cái và lừa đực.