Ăn làm sao ở làm vậy
Toàn bộ nội dung
-
-
Buồng không lần lữa hôm mai
Buồng không lần lữa hôm mai
Đầu xanh mấy lúc da mồi tóc sương -
Bảy lượt mỗi ngày đòi má nó
Bảy lượt mỗi ngày đòi má nó
Đương nhiên y sĩ phải xông nhà -
Mồm nhà điếu mượn thuốc đi xin
-
Ngó lên mây bạc trời hồng
-
Chiều chiều dắt vợ vô rừng
Chiều chiều dắt vợ vô rừng
Bẻ roi đánh vợ biểu đừng theo trai -
Của mình thì giữ bo bo
-
Nói thì như mây như gió
Nói thì như mây như gió
Cho thì lựa những vỏ cùng xơDị bản
Nói thì như mây như gió
Cho thì nhỏ giọt từng li
-
Đãi cứt gà lấy tấm
Đãi cứt gà lấy tấm
-
Bậu ra ngắm bóng bậu mà coi
-
Anh buồn vì nỗi vân vi
-
Nước lên nước ngập cả đồng
-
Lúa khô nước cạn ai ơi
Lúa khô nước cạn ai ơi
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu -
Hừng đông vỗ cửa kêu nàng
Hừng đông vỗ cửa kêu nàng
Sao không mở cửa dọn hàng bán buôn -
Ngó lên đám bắp trổ cờ
-
Buôn may bán đắt
Buôn may bán đắt
-
Ván đã đóng thuyền
Ván đã đóng thuyền
-
Bán đổ bán tháo
Bán đổ bán tháo
Dị bản
Bán tháo bán đổ
-
Ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi
Ăn lãi tùy chốn
Bán vốn tùy nơiDị bản
Ăn lãi có chốn
Bán vốn có nơi
-
Bông chi thơm bằng bông hoa lý
Chú thích
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Thó
- Lấy lén, lấy trộm.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Mùa nước nổi
- Tên gọi dân gian của mùa lũ từ tháng 7 âm lịch ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ. Vào mùa này, nước ở các sông ngòi kênh rạch dâng lên tràn bờ, nhiều khi ngập nhà cửa. Nước nổi gây ra nhiều khó khăn vất vả cho người dân, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều sản vật tự nhiên và bồi đắp phù sa cho vùng đất này.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cờ
- Bông (hoa) của các loại cây như mía, lau, ngô...
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phù vân
- Đám mây nổi rồi tan ngay, chỉ sự có rồi lại mất đi, không lâu bền.