Chợ phiên nẫu họp buổi chiều
Cũng lắm kẻ bán, cũng nhiều người mua
Toàn bộ nội dung
-
-
Sấm kêu, rêu mọc
Dị bản
Cóc kêu, rêu mọc
-
Thóc đi đâu bồ câu đi đấy
Thóc đi đâu bồ câu đi đấy
-
Chưa tập bắt chuột đã tập ỉa bếp
Chưa tập bắt chuột đã tập ỉa bếp
-
Anh cu Lương
Anh cu Lương
Trèo qua tường
Đánh vỡ bát
Bị mẹ tát
Khóc hi hi -
Lấy anh em không phải lo
-
Chiều chiều ra đứng mà ngong
-
Chém cha con bợm lầu xanh
-
Tam tòng tích cũ còn ghi
-
Giăng giăng nguyệt giọi sân đình
-
Người ta bắt cáy đầy oi
-
Cười người lên núi mò cua
-
Mừng xuân có pháo có nêu
-
Trai người ta như thế
-
Hôm qua giặt áo bên cầu
-
Cò cò cạc cạc
-
Thùng thùng cắc cắc
Thùng thùng cắc cắc
Ông Đắc cháy nhà
Cháy ba hàng cột
Cháy một con trâu
Cháy râu ông Đắc -
Cây đa kẻ Chối, thiếu một đầu gối đến trời
-
Nói giễu kẻ Xe, nói khoe kẻ Chối
Nói giễu kẻ Xe,
nói khoe kẻ Chối -
Bao giờ trời kéo vảy tê
Chú thích
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Sấm kêu, rêu mọc
- Sấm báo hiệu mưa rào. Mưa thì rêu mọc.
-
- Giường cữ
- Giường dành cho người mới sinh ở cữ.
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Ngong
- Ngóng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chộng
- Cái giỏ bắt cá (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lầu xanh
- Từ chữ thanh lâu, chỉ nhà thổ, nơi gái điếm hành nghề. Ở Trung Hoa ngày trước, nhà thổ thường sơn màu xanh nên gọi như vậy.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Cáy
- Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.
-
- Oi
- Giỏ nhỏ đan bằng tre nứa, dùng để đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Ròi
- Ruồi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rụ
- Rũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cầu tự
- Tập tục xin con của những cặp vợ chồng hiếm muộn, đến nay vẫn còn. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh: Khi nào vợ chồng ở với nhau lâu mà không có con thì người ta cầu tự. Cầu tự có nhiều cách: Người thì uống thuốc cho bổ khí huyết, người thì [...] nhờ thầy phong thủy dịch mả, người thì đi lễ chùa này miếu nọ để cầu con. (Việt Nam văn hóa sử cương).
-
- Pháo
- Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhNăm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.
-
- Trần Tử Ca
- Cũng gọi là đốc phủ Ca, quan tri huyện Bình Long (Hóc Môn) vào khoảng nửa cuối thế kỉ 19. Y người thôn Hạnh Thông Tây, phủ Tân Bình. Nguyên xưa, Tử Ca làm phó tổng Bình Dương, sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), được Quản Sĩ thân Pháp tiến cử làm tri huyện Bình Long. Trần Tử Ca là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp. Vào 25 tháng chạp năm Giáp Thân (ngày 8 rạng ngày 9 tháng 2 năm 1885) Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá (người Đức Hòa, Long An) cùng hơn ngàn nghĩa quân chia làm ba mũi, tấn công vào dinh huyện Bình Long. Đốc phủ Ca rút lên lầu chống cự; nghĩa quân dùng rơm và dây đậu phộng khô có sẵn trong dinh, đem chất xung quanh nơi Ca ẩn náu rồi châm lửa đốt. Vợ Ca chết cháy. Ca chạy thoát ra ngoài thì bị một nông dân bắt được giao cho quân khởi nghĩa xử chém, đầu bêu lên cột đèn trước chợ Hóc Môn.
-
- Xem thêm bài Vè giết đốc phủ Ca.
-
- Bươi
- Bới (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Gấy
- Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Cũng hiểu là vợ.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Mô ri
- Nào đây (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trấy
- Trái (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Cao Lôi
- Tên nôm là kẻ Chối, một làng nay thuộc địa phận xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Khả Lý
- Tên Nôm là kẻ Xe, một làng trước đây thuộc tổng Mật Ninh, huyện Việt Yên, nay là hai thôn Khả Lý Thượng và Khả Lý Hạ thuộc địa phận xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
-
- Tê tê
- Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.