Trèo lên, anh nhún, em kêu
Nhún no nhún chán, anh khều nó ra
Toàn bộ nội dung
-
-
Đi nhai, đứng mím ngồi cười
-
Đêm nằm nghe vạc trở canh
Dị bản
Đêm nằm nghe vạc trở canh
Nỉ non tiếng dế như anh dỗ nàngĐêm nằm nghe vạc trở canh
Nghe chim dỗ sáo, nghe anh dỗ nàngĐêm nằm nghe vạc cầm canh
Nghe chuông gióng sáng, nghe anh dỗ nàng
-
Hai gươm tám giáo
-
Áo vá quàng xiên xiên mũi mác
-
Cạn thì cuộn áo xắn quần
Cạn thì cuộn áo xắn quần
Sâu thì phải dấn cả thân ướt đầm -
Mưa dầm phải mặc áo tơi
-
Quê anh ở tận nơi đâu
-
Ra đi một bước dòn dòn
-
Thà tôi mặc vải bô, vải bố
-
Tàu cười, Tây khóc, Nhật lo
Dị bản
-
Cô kia vừa đẹp vừa giòn
Cô kia vừa đẹp vừa giòn,
Cô không biết chữ ai còn lấy cô? -
Rủ nhau đi học i o
-
Ai ơi khổ nhất giồng đay
-
Hoàng trùng đi, Vi trùng lại
-
Nhất Đạc, nhì Ke, tam Be, tứ Bít
-
Ông ghê bà cũng gớm
Ông ghê bà cũng gớm
-
Xỏ chân lỗ mũi
Dị bản
Xỏ dùi lỗ mũi
-
Thấy chồng đần, xỏ chân lỗ mũi
Dị bản
Được chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi
-
Hai cô ra tắm một dòng
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Mác
- Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Cao cách
- Kiểu cách, cách điệu, bề thế.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Nạn đói năm Ất Dậu
- Một nạn đói xảy ra tại miền Bắc trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 (Giáp Thân) đến tháng 5 năm 1945 (Ất Dậu) làm khoảng từ 400.000 đến hai triệu người dân chết đói. Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương: Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Ngoài ra còn có nguyên nhân tự nhiên (lũ lụt, thiên tai, bệnh dịch tả...).
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Bình dân học vụ
- Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang
Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Năm 1940, quân đội Nhật Bản chiếm ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Nhật Bản thi hành chính sách "nhổ lúa trồng đay," góp phần dẫn đến nạn đói năm Ất Dậu. Bài ca dao có lẽ ra đời vào khoảng thời gian này.
-
- "Hoàng trùng" là con châu chấu, "vi trùng" chỉ nạn dịch tả. Vào đầu thế kỉ 20, có giai đoạn hai tỉnh Hà Đông và Thái Bình của miền Bắc nước ta bị nạn châu chấu và dịch tả kế tiếp nhau. "Hoàng trùng" và "Vi trùng" còn ám chỉ Hoàng Cao Khải (tổng đốc Hà Đông) và Vi Văn Định (tổng đốc Thái Bình), hai viên quan được cho là thân Pháp thời bấy giờ.
Theo Giai thoại văn chương Việt Nam của tác giả Thái Bạch thì câu này thật ra là vế đầu câu đối của ông Nguyễn Đình Đạo:
Hoàng trùng đi, Vi trùng lại, suy đi xét lại, Vi hại hơn Hoàng
Pháp tặc áp, Nhật tặc đăng, quỷ áp ma đăng, Nhật tăng hơn Pháp
-
- Nhất Đạc, nhì Ke, tam Be, tứ Bít
- Bốn viên cai trị người Pháp có tiếng là tàn bạo thời Pháp thuộc: Darles, Erker, de Lambert, Bride.
-
- Xỏ chân lỗ mũi
- Câu thành ngữ này vốn chỉ hành động uốn dẻo, tự xỏ chân vào lỗ mũi mình, nghĩa bóng là khoe khoang sự mềm dẻo khéo léo. Sau này "xỏ chân lỗ mũi" được hiểu là xỏ chân mình vào lỗ mũi người khác, nghĩa bóng chỉ sự hỗn láo. Câu này có một dị bản là "Xỏ dùi lỗ mũi" với ý nghĩa tương tự.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.