Toàn bộ nội dung
-
-
Mỹ An bần chát mà chua
-
Mình em nào nhẫn, nào hoa
-
Má đừng khắc bạc con dâu
-
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Chuối, xôi, bông, bánh, bốn mùa má ấm thân -
Được thì chia bảy chia ba
Được thì chia bảy chia ba
Thua thì phải ngửa ngực ra mà đền -
Ông Tơ Hồng nói nhỏ anh nghe
-
Ông tơ hồng mắc kẹt bụi tre
-
Ông mai chân thấp chân cao
Dị bản
-
Ông hương, ông lí bên lương
-
Ông già Ba Tri
-
Ôi anh đi cái ô vàng
Ôi anh đi cái ô vàng
Có trầu xin miếng hỡi chàng đi ô -
Quảng Nam vô chánh nhất
-
Kẻ đầy thưng khinh kẻ lưng bát
-
Kể chuyện ông huyện về quê
-
Kim Bồng tốt cải ngon dưa
-
Kim Bồng là Kim Bồng còi
-
Hai trái ổ qua đặt trên bàn hạnh
-
Hỡi cô áo trắng lòa lòa
-
Hỡi cô cắt cỏ bên đê
Chú thích
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Mỹ An
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Chõng
- Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn. Ngày xưa, những nhà buôn bán nhỏ thường xếp hàng hóa lên một chiếc chõng, gọi là chõng hàng.
-
- Đồng kẽm
- Đồng tiền làm bằng kẽm. Thời phong kiến, tiền tệ lưu thông gồm bốn loại: vàng, bạc, tiền đồng, tiền kẽm. Vàng bạc là quý nhất. Tiền kẽm có giá trị thấp nhất. Một đồng tiền đúc bằng đồng (gọi là tiền tốt) có giá trị gấp sáu lần một đồng tiền kẽm.
-
- Khắc bạc
- Khe khắt và ác nghiệt.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Nọng
- Khoanh thịt ở cổ gia súc cắt ra, thường không ngon.
-
- Hương
- Tên gọi chung của một số chức tước ở cấp xã dưới thời Nguyễn, ví dụ hương chánh làm nhiệm vụ thu thuế, chi xuất, phân công sai phái, hương quản chuyên trách giữ gìn an ninh trật tự, kiểm tra nhân khẩu, hương thân làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục...
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Công điền
- Ruộng chung (chữ Hán).
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Ba Tri
- Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) - nhà yêu nước, nhà giáo, nhà thơ lớn nhất của Nam Bộ vào cuối thế kỉ 19.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Cần chánh điện Đại học sĩ
- Một trong bốn chức quan Đại học sĩ cao cấp thời phong kiến ở nước ta, hay được dân gian nói tắt là "Cần chánh" hay "ông Cần."
-
- Quảng Nam vô chánh nhất
- Quảng Nam không có người nào làm tới Cần chánh điện Đại học sĩ. Có nguồn giải thích do tính cách bộc trực, "hay cãi" của người Quảng Nam, ít được lòng người khác nên khó thăng tiến.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Lưng
- Vơi, không đầy, một nửa (lưng ly nước, lưng bát cơm, lưng trời...).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kim Bồng
- Tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hữu ngạn hạ lưu nơi sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. (Đọc thêm: Làng mộc Kim Bồng).
-
- Ốc nhồi
- Còn gọi là ốc đồng, điền loa, loại ốc hay gặp ở các ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du. Ốc nhồi có vỏ tương đối lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hoặc nâu đen, mặt trong hơi tím. Lỗ miệng dài hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, có 5,5 - 6 vòng xoắn, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông, các vòng xoắn trên nhỏ dần, vuốt nhọn dài. Ốc nhồi là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn dân dã như ốc xào, bún ốc, canh ốc hay những món đặc sản: ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng, ốc nhồi hấp sả.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Chợ Phúc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Phúc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Đê
- Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.