Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Kẻ Mỏ
    Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  2. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Rọng
    Ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  4. Rú ri
    Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Phố Dương
    Một huyện cổ thuộc quận Cửu Đức (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay). Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương thành hai làng là Phố Châu và Phúc Dương, nay thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  6. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  7. Trù
    Trầu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  8. Kẻ Mui
    Địa danh nay thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ở đây có giáo xứ Kẻ Mui, một giáo phận đạo Thiên Chúa rất phát triển.

    Nhà thờ giáo xứ Kẻ Mui

    Nhà thờ giáo xứ Kẻ Mui

  9. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  10. Tình Di
    Tên Nôm là kẻ De, một làng nay thuộc xã Quang Diệm (được gộp từ hai xã cũ là Sơn Quang và Sơn Diệm), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  11. Lạc
    Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.

    Hạt lạc (đậu phộng)

    Hạt lạc (đậu phộng)

  12. Đông Hồ
    Tên Nôm là làng Mái, một làng nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng với nghề làm tranh in truyền thống trên giấy điệp. Để làm giấy điệp in tranh, người làng Đông Hồ giã nát lớp vỏ mỏng của một loại sò biển tên là điệp, trộn với hồ nấu từ bột gạo tẻ, gạo nếp hoặc bột sắn rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)... Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường tranh Đông Hồ chỉ dùng nhiều nhất 4 màu.

    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

    (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

    Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ

    Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ

  13. Gưởi
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Gưởi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  14. Trà Ôn
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...

    Chợ nổi Trà Ôn

    Chợ nổi Trà Ôn

  15. Cù lao Mây
    Sau còn có tên là cù lao Lục Sĩ Thành thuộc xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tại đây có nghề làm bánh tráng truyền thống nổi tiếng.

    Bánh tráng cù lao Mây

    Bánh tráng cù lao Mây

  16. Thầy Phó
    Địa danh nay thuộc xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tên Thầy Phó là lấy theo nghề nghiệp và chức vụ của ông Nguyễn Hữu Tình (?-1932), Phó tổng thạnh trị quận Trà Ôn, có công phát triển vùng đất Hựu Thành hoang sơ trở nên sung túc.
  17. Giồng
    Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
  18. Bưng
    Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
  19. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  20. Chợ Phố Châu
    Chợ thuộc địa phận Phố Châu, nay là thị trấn huyện lỵ của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Phố Châu ngày nay

    Chợ Phố Châu ngày nay

  21. Nốc
    Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
  22. Hà Tân
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hà Tân, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  23. Chợ Gôi
    Một ngôi chợ truyền thống ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Gôi ngày nay

    Chợ Gôi ngày nay

  24. Chợ Choi
    Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Choi ngày nay

    Chợ Choi ngày nay

  25. Lẻ Gôi, đôi Choi
    Theo truyền thống, Chợ Gôichợ Choi được họp hai ngày một lần, luân phiên nhau.
  26. Đa đoan
    Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.

    Cơ trời dâu bể đa đoan,
    Một nhà để chị riêng oan một mình

    (Truyện Kiều)

  27. Chùa Nhiễu Long
    Tên dân gian là chùa Cao, một ngôi chùa cổ nay thuộc địa phận thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây một ngôi chùa lớn nhất huyện Hương Sơn.

    Chùa Nhiễu Long

    Chùa Nhiễu Long

  28. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  29. Kẻ Quát
    Một làng nằm về phía tả ngạn sông Ngàn Phố, thuộc địa phận xã Sơn Giang huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  30. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  31. Kiệt Thạch
    Tên Nôm là kẻ Cài, một làng nằm dưới chân núi Cài, nay thuộc địa phận xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
  32. Độ Liêu
    Tên Nôm là kẻ Treo, một làng nay là phường đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Bùi Cầm Hổ, một vị quan thời Lê sơ. Tên "kẻ Treo" cũng bắt nguồn từ công trình dẫn nước trên núi về đồng ruộng của Bùi Cầm Hổ.
  33. Xuân Trì
    Tên Nôm là kẻ E, một làng nay thuộc xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  34. Rặc
    (Nước) Cạn, kiệt.
  35. Sông Bùng
    Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

    Sông Bùng

    Vẻ đẹp sông Bùng

  36. Hai Vai
    Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.

    Lèn Hai Vai

    Lèn Hai Vai

  37. Trúc
    Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  38. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  39. Mống
    Cầu vồng (phương ngữ).
  40. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc