Chưa đi đến đất Xa Lang
Đã nghe tiếng đục tiếng chàng tiếng cưa.
Toàn bộ nội dung
-
-
Chợ Gôi, chợ Choi, chợ Bè
-
Kẻ Chéo đất đỏ như son
-
Mỹ Hòa đất chật người đông
-
Khen cho Cao Thắng tài to
-
Khen cho Cao Thắng tài to
Khen cho Cao Thắng tài to
Lấy được súng giặc về cho lò rèn
Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe. -
Can trường Tri Lễ là đây
-
Tri ngã giả dị ngã diệc
-
Anh đừng nói chuyện tầm phào
-
Dầu ai bảo đợi bảo chờ
Dầu ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối con thơ em về -
Anh dạo chơi mười tám nước chư hầu
Anh dạo chơi mười tám nước chư hầu
Không ai ăn nói cơ cầu như em -
Đạo nào cao bằng đạo can trường
Đạo nào cao bằng đạo can trường,
Chồng mà xa vợ đoạn trường trời ơi.
Bấy lâu nay mình một ngả tui một nơi,
Ngày nay gặp mặt giải vơi cơn sầu.
Trống tam canh vội đổ trên lầu,
Mình có chồng rồi tôi nói cơ cầu làm chi.
Miệng thế gian ngôn dực trường phi,
Còn lo phụ mẫu sao bất thành không ai.
Bữa này mười một mai là mười hai,
Mình tui ở lại với ai bây giờ? -
Đói làng Yên Nghĩa lắm quan
-
Thuyền nan một chiếc vẫy vùng
-
Thứ nhất là vạn Tam Sa
-
Đông Thành là mẹ, là cha,
-
Mưa từ bên núi Mồng Ga
-
Cuối năm đánh cá Bàu E
-
Em về Kẻ Mỏ mần chi
-
Giàu có là đất Phúc Dương
Chú thích
-
- Xa Lang
- Một làng nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề mộc truyền thống rất nổi tiếng. Ở đây còn có đền Trúc, nơi thờ các tướng sỹ trận vong của nghĩa quân Lam Sơn, gần đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Chàng
- Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).
-
- Chợ Gôi
- Một ngôi chợ truyền thống ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Choi
- Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Bè
- Một ngôi chợ truyền thống ở làng Thịnh Xá, tổng Yên Ấp, nay thuộc xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Kẻ Chéo
- Một làng nay thuộc địa phận xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Mỹ Hòa
- Địa danh nay thuộc địa phận xã An Hoà Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cao Thắng
- (1864 – 1893) Quê xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) thuộc phong trào Cần Vương. Ông có công chế tạo súng cho nghĩa quân, gây ra tổn thất lớn cho thực dân Pháp. Tháng 11/1893, Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) khi mới 29 tuổi.
-
- Can trường
- Gan dạ, coi thường hiểm nguy.
-
- Tri Lễ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
-
- Câu này có lẽ là từ Kinh Thi: Tri ngã giải, vị ngã tâm ưu, bất tri ngã giả, vị ngã hà cầu (Người hiểu ta thì nói lòng ta ưu sầu, người không hiểu ta, thì nói ta đang tìm kiếm gì đó).
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ăn nói cơ cầu
- Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tầm phào
- (Chuyện) Vu vơ, không thực chất hoặc không có ý nghĩa gì.
-
- Can trường
- Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
(Truyện Kiều)
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Ngôn dực trường phi
- Lời nói có cánh, có thể bay xa.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Yên Nghĩa
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Phúc Đậu
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Nầm
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
-
- Phố Dương
- Một huyện cổ thuộc quận Cửu Đức (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay). Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương thành hai làng là Phố Châu và Phúc Dương, nay thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Đông Thành
- Tên một huyện thuộc phủ Diễn Châu trước đây, nay phần lớn thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
-
- Mồng Ga
- Cũng gọi là núi Mồng Gà, tên chữ là Kê Quan, một ngọn núi nay thuộc địa phận xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Kẻ Mỏ
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rọng
- Ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).