Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Kháp
    Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
  3. Mần răng
    Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Mồ
    Nào (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Tái sở hồi gia: Hiểu nôm na là quay về quê nhà, ở đây chỉ việc cô gái này bị chồng bỏ.
  6. Không có con.
  7. Giừ
    Giờ, bây giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  8. Nho sĩ
    Người theo học chữ Nho, đạo Nho. Thường dùng để chỉ học trò thời xưa.
  9. Mộ
    Mến phục.
  10. Cộ
    Cũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Đày
    Đày đọa, dày vò.
  12. Tày
    Bằng (từ cổ).
  13. Tỉa
    Trồng bằng cách gieo hạt (bắp, đậu...). Ở một số vùng từ nãy cũng gọi là trỉa.
  14. Độ
    Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
  15. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  16. Rào
    Khúc sông (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  17. Huấn chỉ đế vương
    Theo lệnh của vua.
  18. Rún
    Rốn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  19. Tường
    Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述  kể rõ sự việc, tường tận 詳盡  rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
  20. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  21. Cách gặt lúa ở Nghệ Tĩnh, hễ gặt đầy trong nắm tay thì gọi là một “tay,” hai tay nhập lại một thì gọi là một “gồi,” bốn gồi kết lại với nhau thành một “lượm,” bốn lượm cột lại thành một “bó,” hai bó là một “gánh” (đây là gánh lúa tám có tám lượm, người yếu hoặc lúa nhiều hạt nặng quá thì gánh lúa sáu, nghĩa là sáu lượm). Mỗi gánh lúa có 32 gồi tức là 64 tay, một trăm gánh có 6.400 tay hoặc 3.200 gồi.
  22. Nhởi
    Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Lạc
    Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.

    Hạt lạc (đậu phộng)

    Hạt lạc (đậu phộng)

  24. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  25. Đặng chẳng mừng, mất chẳng lo
    Vô tâm, được mất chẳng hề gì.
  26. Đau lòng súng súng nổ, đau lòng gỗ gỗ kêu
    Đau thì tự nhiên phải rên la, không nín thinh được.
  27. Rau sam
    Một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, phiến lá dày, mặt láng, mọc bò lan trên mặt đất. Rau sam có thể dùng để ăn như những loại rau trồng khác. Rau sam phơi khô dùng làm thuốc.

    Rau sam

    Rau sam

  28. Đau chóng dã chầy
    Đau ốm có khi phải lâu mới khỏi (dã chầy). Thường để động viên người bệnh không nên sốt ruột khi thấy bệnh lâu hết.
  29. Khôn
    Khó mà, không thể.
  30. Đi khôn đứt, bứt khôn rời
    Bịn rịn, lưu luyến nhau.
  31. Đẻ sau khôn trước
    Khen kẻ hậu sinh giỏi giang, thông minh.
  32. Đứa có tình rình đứa có ý
    Thói thường suy bụng ta ra bụng người, đã có ý gian thì hay để ý dè chừng vì cho rằng người khác cũng như mình.
  33. Lưu Linh
    Tự là Bá Luân, người đất Bái, đời Tấn (Trung Quốc) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (bảy người hiền trong rừng trúc). Ông dung mạo xấu xí, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu và uống không biết say. Ta hay gọi những người nghiện rượu là "đệ tử của Lưu Linh" là vì vậy.

    Trúc lâm thất hiền

    Trúc lâm thất hiền

  34. Tửu điếm
    Quán rượu (từ Hán Việt).
  35. Trà đình
    Quán trà (từ Hán Việt).