Toàn bộ nội dung
-
-
Khi nào nhãn nở đầy hoa
Khi nào nhãn nở đầy hoa
Kiến leo cột nhà, chạy lụt cho mau -
Khi còn thì chẳng ăn dè
Khi còn thì chẳng ăn dè
Đến khi của hết ăn dè chẳng ra -
Khi đi gặp rắn thì son
-
Khi đi thì bóng đang dài
Khi đi thì bóng đang dài
Bây giờ bóng đã nghe ai bóng tròn -
Khi lành không gặp khách
Khi lành không gặp khách
Khi rách gặp lắm người quen -
Lao lực bất như lao tâm
-
Khi mô thề thốt cùng anh
-
Ma bắt coi mặt người ta
-
Làm phước chẳng bằng lánh tội
-
Lánh nặng tìm nhẹ
Lánh nặng tìm nhẹ
-
Khi sang mẹ chẳng cho sang
Khi sang mẹ chẳng cho sang
Bây giờ quan cấm đò ngang không chèo -
Khi nhỏ loài cá, lớn hóa ra chim
-
Làm thần đất ta, làm ma đất người
-
Khi tu đừng giận chớ hờn
Khi tu đừng giận chớ hờn
Để tâm thanh tịnh cho hồn thoát siêu -
Khi say đánh bậy nhau rồi
Khi say đánh bậy nhau rồi
Tỉnh ra mới biết là người anh em -
Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
-
Khi nào chuối nước nở hoa
-
Không ăn không mần, giờ Dần cũng dậy
-
Cô kia con cái nhà ai
Chú thích
-
- Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Có ý nói về sự dâu rể ở với hai bên cha mẹ, không nên tỏ sự giận ghét, kẻo mất sự hiếu thảo thuận hòa, nghĩa là có không ưa cũng phải để bụng; về sự con cái ở cùng cha mẹ cũng vậy.
-
- Son
- Màu đỏ.
-
- Lao lực bất như lao tâm
- Nhọc sức chẳng bằng nhọc lòng (tục ngữ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ma bắt coi mặt người ta
- Nhìn vẻ ngoài xem có dễ ăn hiếp không.
-
- Làm phước chẳng bằng lánh tội
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Chỉ nói về sự lánh tội, làm phước mà chẳng lánh tội, thì chẳng đặng phước gì. Cũng hiểu nghĩa là làm phước mà phải bị lụy thì chẳng bằng đừng làm, vì sợ làm ơn mà mắc oán.
-
- Làm thần đất ta, làm ma đất người
- Giỏi giang bất quá chỉ ở xứ mình, ra xứ người thì chưa chắc. Có một câu ca dao tương tự.
-
- Cả thể
- Trọng tâm, sự thể lớn lắm (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
- Hai việc khó: Làm dâu nhà giàu có và làm rể nhà đông con.
-
- Chuối nước
- Còn gọi ngải tướng quân, loại cây mọc ven các bờ ruộng lúa. Cây chuối nước chặt hết ngọn, gọt vỏ xanh bên ngoài thì trắng nõn như măng tươi (nên còn gọi là măng nước), có thể ăn sống hay bào nhỏ nấu canh chua với cơm mẻ, cá lóc hay lươn đều rất ngon.Theo kinh nghiệm dân gian: Khi hoa chuối nước nở trắng thì chuẩn bị có mưa to; khi hoa trổ rồi tàn thì bắt đầu có thể mưa bão.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Không ăn không mần, giờ Dần cũng dậy
- Thói quen dậy sớm của nhà nông, cũng để nhắc nhở nền nếp con cái trong nhà không nên ngủ trưa.