Ông Núi đi đâu
Bỏ bầu sơn thủy
Đủ nhân đủ trí
Thêm vĩ thêm kì
Chùa xưa nhạt bóng tà huy
Xuôi lòng non nước nặng vì nước non
Toàn bộ nội dung
-
-
Nhất Chúa nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống
-
Ra đi bỏ quạt Tô Châu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Học chữ tối như hũ, học đụ sáng như đèn
Học chữ tối như hũ
Học đụ sáng như đèn -
Họ Trương bạo cãi
-
Ra đi ông chú ngầy ngà
-
Ho như đóng nốc
-
Hàm chó vó ngựa
Dị bản
Mồm chó vó ngựa
-
Được bữa nào xào bữa ấy
Được bữa nào xào bữa ấy
Bữa nào không thấy đắp chiếu nằm không -
Giàu thì ghét, đói rét thì khinh
Giàu thì ghét, đói rét thì khinh
Thông minh thì không muốn dùngDị bản
Giàu thì ghét, đói rét thì khinh, thông minh thì diệt
-
Gan thỏ đòi mó dái ngựa
Gan thỏ đòi mó dái ngựa
-
Được ăn được nói, được gói mang về
-
Ra đi vốn có một mình
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đút cặc vô be, lấy que mà chọt
-
Đời dưa nói dưa đỏ, đời mít khen mít thơm
-
Đốt giấy lấy xôi
-
Ôm củi chữa cháy
Dị bản
Ôm củi chữa cháy
-
Ổi chưa ăn được sao gọi ổi già
-
Ông gì khi chết không chôn
-
Kì sơn, kì thủy, kì phùng
Chú thích
-
- Ông Núi
- Tương truyền năm Nhâm Ngọ 1702, có vị thiền sư Tánh Ban (tục danh Lê Ban) lên đỉnh Chóp Vung thuộc dãy Núi Bà lập chùa tranh, gọi là Dũng Tuyền tự (chùa Suối). Nhà sư dùng vỏ cây kết làm áo mặc nên nhân dân gọi là Mộc Y Sơn Ông, nghĩa là "ông Núi mặc áo vỏ cây." Sau chúa Nguyễn nghe tin, cho là đáng bậc chân tu, năm Quý Sửu (1733) truyền dựng nơi đây ngôi chùa ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền tự, gọi tắt là chùa Linh Phong, nhưng dân chúng vẫn quen gọi là chùa Ông Núi. Lễ hội chùa Ông Núi được tổ chức vào ngày 24-25 tháng giêng hàng năm, là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Bình Định.
-
- Sơn thủy
- Núi sông (từ Hán Việt).
-
- Tà huy
- Ánh nắng (暉 huy) nghiêng (斜 tà). Chỉ ánh nắng buổi chiều, đồng thời hiểu rộng ra là buổi chiều.
Em về rũ áo mù sa,
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay
(Bùi Giáng)
-
- Thiên Chúa
- Ngôi tối cao trong trong Cơ Đốc giáo, được xem là đấng toàn năng tạo dựng ra toàn thể vũ trụ, duy trì công cuộc sáng tạo và cung cấp mọi sự cần dùng cho dân Chúa. Theo giáo lí của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Giê-xu) và Chúa Thánh Thần. Khái niệm này cũng gọi là Tam vị nhất thể.
-
- Ngô Đình Diệm
- (1901 – 1963) Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam khi nước ta bị chia cắt sau Hiệp định Genève 1954. Ông và em trai - đồng thời là cố vấn - Ngô Đình Nhu bị ám sát trong cuộc đảo chính 1963. Thân phụ ông là quan đại thần nhà Nguyễn Ngô Đình Khả.
-
- Tô Châu
- Một địa danh nay thuộc địa phận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Tại đây có các danh lam thắng cảnh cùng tên là núi Tô Châu và sông Tô Châu. Cây cầu bắc qua dòng sông này cũng có tên là cầu Tô Châu.
-
- Ngài
- Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đặc điểm của ba tộc họ lớn ở Thạch Hà, Hà Tĩnh.
-
- Ngầy ngà
- Rầy rà, phiền nhiễu.
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nốc
- Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
-
- Ho như đóng nốc
- Ho lớn tiếng và liên tục.
-
- Hàm chó vó ngựa
- Tùy từng đối tượng mà đề phòng, tránh những nơi nguy hiểm có thể xảy ra tai họa.
-
- Được ăn được nói, được gói mang về
- Chỉ hạng người hoặc hành động, thái độ trơ trẽn, đắc ý.
-
- Dưng
- Dâng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Be
- Bình đựng rượu, làm bằng sành, sứ hoặc đá quý, bầu tròn, cổ dài và hẹp.
-
- Đút cặc vô be, lấy que mà chọt
- Ăn không ngồi rồi, rửng mỡ làm việc rỗi hơi để tự chuốc vạ vào thân.
-
- Đời dưa nói dưa đỏ, đời mít khen mít thơm
- Chỉ hạng tráo trở, nịnh hót, xu thời.
-
- Đốt giấy lấy xôi
- Chửi bọn thầy cúng bịp bợm, làm vờ vịt, qua quýt cho xong đặng lấy tiền.
-
- Ôm củi chữa lửa
- Có nguồn gốc từ thành ngữ Trung Quốc 抱薪救火 Bão tân cứu hỏa, chỉ việc trừ họa bằng phương pháp sai lầm, làm cho tai hại thêm lên.
-
- Ổi già
- Trái ổi bị già đẹt (già điếc), cứng và chát, ăn không ngon.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.