Tình em muốn lấy chồng nguồn
Ngồi trên ngọn gió có buồn cũng vui
Toàn bộ nội dung
-
-
Tình chồng vợ anh không tưởng tới
Tình chồng vợ anh không tưởng tới
Nghĩa sinh thành anh chẳng kể chi
Sao anh bất thức bất tri
Anh đi lính mộ được gì đâu na
Anh nghe em hỏi đây mà
Ai sinh ai đẻ anh ra thành người
Sao anh không sợ người cười
Cái nòi lính mộ mấy đời sướng thân
Hỏi anh anh phải phân trần
Cha già mẹ yếu đỡ đần cậy ai?
Tình non nghĩa nước bao ngày
Con trăng cõi Bắc đã đầy nhớ thương -
Tình chi rồi lại ý chi
Tình chi rồi lại ý chi
Em nói rồi em lại ngoảnh đi em cười -
Khua mõ không bằng gõ thớt
Dị bản
Rao mõ không bằng gõ thớt
-
Rao mật gấu bán mật heo
Rao mật gấu bán mật heo
-
Rành rành như hành nấu thịt
Rành rành như hành nấu thịt
Dị bản
-
Tính già hóa non
Tính già hóa non
-
Tình cờ sao khéo tình cờ
Tình cờ sao khéo tình cờ
Họa may thì gặp, đợi chờ thì không -
Tình cờ lại gặp tình cờ
Tình cờ lại gặp tình cờ
Hay đâu duyên đó lại chờ nghĩa đâyDị bản
Tình cờ mà gặp tình cờ
Khi xưa gặp đó, bây giờ gặp đây
-
Tiên sa xuống đó mặc tiên
Tiên sa xuống đó mặc tiên
Đôi ta đã hứa lời nguyền thì thôi -
Tiếng em lanh lảnh ngoài thành
Tiếng em lanh lảnh ngoài thành
Để anh đi tắt về quanh đợi chờ -
Tiếng đồn nữ tú nam thanh
-
Tiếng đồn lừng lẫy ba trang
-
Tiếng đồn Hai Huế cũng nhiều
-
Tiếng đồn gió độc có luồng
Tiếng đồn gió độc có luồng
Mưa giông có lúc, dạ em buồn có nơi -
Tiếc công anh làm rể đánh tranh
-
Tiếc con cá giếc đang bơi
-
Tiếc cây củi quế êm rìu
-
Tây qua rồi lại Tây về
Tây qua rồi lại Tây về
Giặc nổi bốn bề ta lại đánh tan -
Tiếng ai văng vẳng như tiếng Điêu Thuyền
Chú thích
-
- Bất thức bất tri
- Không hiểu không biết (cụm từ Hán Việt).
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Na
- Trợ từ, thường đặt cuối câu hỏi, như hả, ha, a, ru... (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Khua mõ không bằng gõ thớt
- Triệu tập, kêu gọi bằng cách khua mõ không hiệu quả bằng gõ dao thớt (báo hiệu có ăn uống).
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trang
- Thôn xóm, ruộng nương, nhà cửa ở vùng quê, vườn trại (từ Hán Việt).
-
- Lộng
- Vùng biển gần bờ, phân biệt với khơi.
-
- Lộc Châu
- Địa danh trước kia là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Hai Huế
- Tên một hiệu ăn ở Hội An xưa, nằm sát chùa Ông Bổn.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Tiều phu
- Người hái củi (chữ Hán tiều có nghĩa là củi).
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.
-
- Lã Bố
- Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.