Mật ngọt thì ruồi chết tươi
Thuốc kia cay đắng thì người không ưa
Toàn bộ nội dung
-
-
Tình ta như quế với gừng
-
Sa cơ nên phải lụy cơ
-
Tình nhân ơi hỡi tình nhân
Tình nhân ơi hỡi tình nhân
Lại đây ta kể mưa xuân nắng hè -
To mắt hay nói ngang
To mắt hay nói ngang
-
Gặp đây xin hỏi Thuý Kiều
-
Không tiền tiên thành cú
-
Sông sâu nhiều lạch
-
Gởi thơ một bức
Gởi thơ một bức
Đêm nằm thổn thức, dạ những luống trông
Biết làm sao cho vợ gặp chồng
Cho én hiệp nhạn
Gan teo từng đoạn, ruột thắt chín từng
Anh với em như quế với gừng
Dẫu xa nhân ngãi, xin đừng tiếng chiDị bản
-
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
-
Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi lơ
-
Hùng hục như trâu húc gò mả
Hùng hục như trâu húc gò mả
-
Ai kia sao khéo hoài công
Ai kia sao khéo hoài công
Tham hái hoa hồng nên mắc phải gai -
Tính tháng rồi lại tính năm
Tính tháng rồi lại tính năm
Tính tháng tháng đoạn, tính năm năm rồi -
Tình nhân bất luận khó giàu
-
Tình nhân bắt gặp tình cờ
Tình nhân bắt gặp tình cờ
Trước nhờ phúc đức, sau nhờ duyên nhau -
To mồm tốn nước chấm
-
Xấu đắng nước
-
Tính em ở thẳng như dây đờn
-
Tình em muốn lấy chồng nguồn
Chú thích
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
-
- Kim Trọng
- Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Lạch
- Dòng nước nhỏ hơn sông.
-
- Chợ Bàn Thạch
- Một chợ phiên họp tại phía nam cầu Bàn Thạch, thôn Bàn Thạch, xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Chợ họp sáu phiên chính vào các ngày mồng 2, 6, 12, 16, 22 và 26 hằng tháng, ngoài ra chợ còn họp vào mỗi buổi sáng. Đây là một ngôi chợ khá sầm uất nằm sát Quốc lộ 1A ở phía nam tỉnh Phú Yên. Những cánh đồng hai bên bắc nam sông Bàn Thạch là nơi sản sinh rất nhiều lươn, nên trước đây, lúc việc đi lại chuyên chở còn khó khăn, chợ Bàn Thạch là đầu mối nơi lái buôn thu mua lươn để mang về bán lại tại thị xã Tuy Hoà.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Luống
- Từ dùng để biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên tục, không dứt.
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
(Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hàng
- Đồ hay vải dệt mỏng bằng tơ nói chung.
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Peugeot
- Đọc là pơ-giô, cũng gọi là lơ, một nhãn hiệu xe đạp của Pháp. Loại xe này có mặt phổ biến ở miền Bắc nước ta vào thời bao cấp, được ưa chuộng nhất là màu đồng hun (gọi là pơ-giô cá vàng).
-
- Cub
- Tên một dòng xe máy của hãng Honda, có mặt ở nước ta từ khoảng 40 năm về trước. Trong thời kì bao cấp, sở hữu một chiếc Honda Cub cũng giống như có một chiếc xe hơi bây giờ. Hiện nay nhiều người vẫn chơi Honda Cub như một thú vui hoài cổ.
-
- Cóc
- Tiếng lóng thời bao cấp ở miền Bắc, chỉ bố mẹ hoặc ông bà già.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Gụ lau
- Gọi tắt là gụ, cũng gọi là gõ dầu hoặc gõ sương, một loại cây gỗ thân lớn mọc rải rác trong các khu rừng nhiệt đới. Gỗ gụ là một loại gỗ quý, có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- To mồm tốn nước chấm
- Khoa trương, khoác lác nhưng chẳng được tích sự gì (chỉ tốn nước chấm).
-
- Xấu đắng nước
- Xấu đến độ nước ngọt mà thành đắng, tức là quá xấu.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).