Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Câu này chỉ sự tích Đỗ Thích, một vị quan thời nhà Đinh. Các chính sử đều ghi ông là thủ phạm giết vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn với ý định tự lập mình làm vua. Theo đó, tháng 10 năm Kỉ Mão (979) vì mơ thấy có sao rơi vào miệng mình, cho đó là điềm báo nên Đỗ Thích nảy ra ý định giết vua. Thừa dịp vua Đinh Tiên Hoàng say sau một bữa tiệc, ông vào giết nhà vua và cả Đinh Liễn. Sau đó Đỗ Thích bị Đinh Quốc Công là Nguyễn Bặc bắt được, sai đem chém rồi sai đập tan xương và cắt thịt chia cho nhân dân bắt họ phải ăn. Cái chết của vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kết thúc của nhà Đinh, mở đầu nhà tiền Lê.
  2. Khêu
    Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.

    Một cây đèn dầu

    Một cây đèn dầu

  3. Cao sơn
    Hòn núi cao.
  4. Tiểu khê
    Khe nước nhỏ.

    Tà tà bóng ngả về tây,
    Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
    Bước dần theo ngọn tiểu khê,
    Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

    (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

  5. Đào nguyên
    Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.

    Đào nguyên cũng gọi là động đào.

    Tranh vẽ Đào nguyên

    Tranh vẽ Đào nguyên

  6. Nhứt can
    Một cây gậy.
  7. Trực nhật
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trực nhật, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  8. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  9. Thi lễ
    Kinh Thi và kinh Lễ, dùng để chỉ sự nền nếp, gia giáo thời phong kiến.
  10. Mai vàng
    Một loài cây cho hoa năm cánh màu vàng rực, được trưng bày rất nhiều ở miền Trung và miền Nam nước ta vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Hoa mai vàng (gọi tắt là hoa mai) và hoa đào là hai loài hoa tượng trưng cho mùa xuân.

    Hoa mai vàng

    Hoa mai vàng

  11. Giang sơn
    Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
  12. Dâm vô tang, đạo vô tích
    Dâm ô và trộm cắp không để lại tang tích, dấu vết (thành ngữ Hán Việt). Nghĩa rộng nói tình huống mất sạch dấu vết.
  13. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Là ngà
    Một giống tre thẳng, cao, thân lớn (đường kính thân có thể đạt đến 15-18cm), vách dày, có rất nhiều gai.

    Một bụi tre là ngà

    Một bụi tre là ngà

  15. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  16. Câu này được cho là lời sấm về sự kết thúc của chế độ phong kiến nhà Nguyễn năm 1945, trong đó "sen mọc biển Đông" được giảng giải theo hai cách:

    - Sự bành trướng của Liên Xô (liên từ Hán Việt nghĩa là hoa sen) về phía Đông.
    - Sự việc người Nhật cho thả hoa sen (có nguồn cho là thả bèo Nhật Bản) ở các sông hồ Việt Nam.

  17. Có bản chép: mần.
  18. Đỗ quyên
    Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  19. Rau cần
    Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.

    Canh cá nấu cần

    Canh cá nấu cần

  20. Trinh Tiết
    Tên nôm là làng Sêu, một làng nay thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Làng nằm bên bờ sông Đáy, có nghề chăn tằm đã được gìn giữ từ mấy trăm năm nay.

    Cổng làng Trinh Tiết

    Cổng làng Trinh Tiết

  21. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  22. Đồng Lũng
    Một làng thuộc xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia làng có nghề đan thúng mủng giần sàng.
  23. Giần
    Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
    Đất Nước có từ ngày đó

    (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

    Xay, giã, giần, sàng

    Xay, giã, giần, sàng

  24. Chéo áo
    Mảnh vải nhỏ hình tam giác may liền vào hai bên vạt áo để vạt áo rộng thêm ra ở phía dưới, theo kiểu cũ.
  25. "Giống hình" trong trường hợp này nghĩa là: giống như hình dáng của.
  26. Tảo tần
    Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
  27. Sọt
    Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.

    Kho bãi cơ sở Lâm Nho xuất khẩu sọt tre tại huyện Củ Chi, TP.HCM

    Kho bãi cơ sở Lâm Nho xuất khẩu sọt tre tại huyện Củ Chi, TP.HCM

  28. Chè
    Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  29. Tiền
    Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
  30. Phù dung
    Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).

    Hoa phù dung

    Hoa phù dung

  31. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)