Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tớt môi
    Môi trên ngắn hơn môi dưới.
  2. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  3. Nam Vang
    Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
  4. Quạt mo
    Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.

    Chiếc quạt mo

    Chiếc quạt mo

  5. Có bản chép: "Hai ta cách một con sông".
  6. Ngọ Môn
    Tên cổng chính phía nam (hướng ngọ theo địa lí phong thủy phương Đông) của Hoàng thành Huế, cổng lớn nhất trong bốn cổng chính. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng dưới triều Nguyễn.

    Ngọ Môn

    Ngọ Môn

  7. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  8. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Lê Văn Khôi
    Tên thật là Bế-Nguyễn Nghê, còn được gọi là Hai Khôi, Nguyễn Hựu Khôi hoặc Bế Khôi, là con nuôi của Lê Văn Duyệt và là người thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An (tức thành Bát Quái) vào năm 1833. Đầu năm 1834, ông mất vì bệnh phù thũng; đến năm 1835 thì thành Phiên An thất thủ, mộ ông bị cho khai quật để báo thù. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép:

    Tra xét nơi chôn thây tên nghịch Khôi, đào lấy xương đâm nát chia ném vào hố xí ở 6 tỉnh (Nam Kỳ) và cắt chia từng miếng thịt cho chó, đầu lâu thì đóng hòm đưa về kinh (Huế) rồi cùng đầu lâu những tên phạm khác bêu treo khắp chợ búa nam bắc, xong vất xuống sông. Còn bè đảng a dua không cứ già trẻ trai gái đều ở vài dặm ngoài thành chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc: nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp.

    Nơi chôn chung những người theo Lê Văn Khôi – tổng cộng 1.831 người – được gọi là mả Ngụy, mả Ngụy Khôi, hoặc mả Biền Tru, nằm ở gần Mô Súng, tức khoảng gần Ngã Sáu (Công trường Dân Chủ), đường Cách Mạng Tháng Tám và đầu đường 3 tháng 2, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

  10. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  11. Ống nhổ
    Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).

    Ống nhổ

    Ống nhổ

  12. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  13. Thuấn, Nghiêu
    Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
  14. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  15. Người yêu hoặc tình yêu mới.
  16. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  17. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  19. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  20. Sỏ
    Đầu gia súc khi đã làm thịt.
  21. Quan viên
    Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
  22. Tư lương
    Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.

    Đạo học ngày nay đã chán rồi
    Mười người đi học, chín người thôi
    Cô hàng bán sách lim dim ngủ
    Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi

    (Đạo học ngày nay - Tú Xương)

  23. Vờ
    Còn gọi là con vờ vờ, con phù du, một loại côn trùng có cánh chỉ sống trong khoảng vài phút tới vài ngày sau khi đã trưởng thành và chết ngay sau giao phối và đẻ trứng xong. Điều đáng ngạc nhiên là ấu trùng vờ lại thường mất cả năm dài sống trong môi trường nước ngọt để có thể trưởng thành. Khi chết, xác vờ phơi trên các bãi sông hoặc trên mặt nước, bị các loài cá ăn thịt. Từ đó có thành ngữ "Xác như (xác) vờ, xơ như (xơ) nhộng" để chỉ sự rách nát, cùng kiệt.

    Con vờ

    Con vờ

  24. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  25. Chạy như cờ lông công
    Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc (có nguồn nói cờ làm bằng lông gà, lông công là nói cho vần hoặc là từ láy). Chạy như cờ lông công là chạy như người lính trạm cầm cờ lông công, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp, ngày nay chỉ việc chạy tất tả ngược xuôi.
  26. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).